Kinh tế xã hội hôm nay

Loạt ảnh y tá trong tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Hồ Bắc tháo khẩu trang để kể chuyện về bản thân và bệnh nhân đầy xúc động

(MangYTe) - Mặc dù vết lõm rõ ràng vẫn in hằn trên gương mặt của họ, thậm chí họ còn cười nhẹ nhàng và nói “trông chúng tôi quá xấu xí” nhưng đối với bệnh nhân họ lại là những người đẹp nhất.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, có hơn 40.000 nhân viên y tế từ khắp cả nước Trung Quốc đổ về Hồ Bắc để bảo vệ người dân nơi đây. Một bệnh nhân sau 30 ngày nằm viện cuối cùng đã xuất viện và thú nhận: "Những người cho rằng ngôi sao sáng chắc là chưa nhìn thấy ánh mắt của y tá và bác sĩ ở đây".

Một bệnh nhân khác sau khi xuất viện Hỏa Thần Sơn đã trải lòng: "Cám ơn tất cả các y bác sĩ, tôi không thể nhìn được khuôn mặt của mọi người được vì bộ quần áo bảo hộ đã che mất mọi thứ rồi. Tôi muốn xem mọi người thật sự trông như thế nào".

Với sự nỗ lực của hơn 40 thành viên của Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc tại Hồ Bắc, họ đã chung tay thực hiện bộ ảnh đẹp về các y tá bác sĩ trong tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 ở Hồ Bắc. Lần này, các y bác sĩ cuối cùng cũng chịu tháo khẩu trang và trải lòng về bản thân cũng như bệnh nhân mà họ từng chăm sóc, chữa trị.

Mặc dù vết lõm rõ ràng vẫn hằn trên gương mặt của họ, thậm chí họ còn cười nhẹ nhàng và nói “trông chúng tôi quá xấu xí” nhưng đối với bệnh nhân họ lại là những người đẹp nhất.

Đây là Khổng Á Á, y tá trưởng của Bệnh viện Hòa Bình trực thuộc Đại Học Y Khoa Trường Trị Sơn Tây, Trung Quốc, đang đứng trước ống kính với hàng nước mắt rơi trên má khiến ai cũng động lòng.

Đây là Hoàng Tiểu Lệ, y tá phó của Bệnh viện Hòa Tể trực thuộc Đại học Y Khoa Trường Trị, Sơn Tây, Trung Quốc hy vọng các bệnh nhân sẽ mau khỏe mạnh. Cô chia sẻ: "Dì đó nằm ở giường số 12, sau khi thức dậy vào buổi sáng với tâm trạng không tốt. Ngay khi gặp tôi, dì đã nắm tay và khóc. Có lẽ không có người thân bên cạnh nên dì mới như thế. Ngoài ra, chắc có lẽ dì khóc vì nỗi đau khi nghĩ về bệnh tình của mình. Tôi nghĩ rằng họ rất bất lực. Khi nhìn thấy họ, tôi cũng đã khóc…".

Đây là Từ Kiện, y tá trưởng Khoa sản phụ Bệnh viện tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, là người chăm sóc nhà lãnh đạo Thiên Văn học Hàn Thiên Khỉ, 98 tuổi, và vợ 80 tuổi cùng bị bệnh. Cô Từ nói rằng, ông Hàn rất lạc quan và tích cực. Sau khi kết thúc điều trị, ông Hàn luôn nói lời cảm ơn với y tá Từ. Chỉ khi bị chuyển đến phòng cấp cứu ICU, ông mới nghiêm túc hỏi cô: "Tôi sẽ khỏe hơn chứ?". Theo y tá Từ, tình trạng của ông Hàn đã được cải thiện tích cực.

Đây là Ngô Ánh Lâm, y tá Khoa gây mê của Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Nam Xương. Một nữ bệnh nhân 30 tuổi đã gặp y tá Ngô vì luôn cảm thấy mình bị chẩn đoán sai. Không những thế, bệnh nhân này còn có bệnh nền như cường giáp khiến tâm trạng bất ổn nên luôn từ chối được điều trị. Y tá Ngô và đồng nghiệp đã bên cạnh an ủi và cho nhiều lời khuyên tâm lý. Cuối cùng, bệnh nhân này đã bình tĩnh lại và tiếp nhận điều trị. Hiện tại, người này đã xuất viện.

Vương Lộ Xuân, y tá của Khoa Tâm lý 3 Bệnh viện tỉnh Phúc Kiến.

(Nguồn: ChinaStory)

Jia Yo - Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/loat-anh-y-ta-trong-tuyen-dau-chong-dich-covid-19-o-ho-bac-thao-khau-trang-de-ke-chuyen-ve-ban-than-va-benh-nhan-day-xuc-dong-22202020320156283.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY