Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lộc nhung trường thọ tửu

Trong y học cổ truyền, lộc nhung có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, cường tinh, chữa suy nhược thần kinh, yếu S*nh l*, liệt dương, di tinh, đau lưng, mồ hôi trộm...
Thành phần: lộc nhung 25g, sinh địa 45g, phúc bồn tử 15g, hoài sơn (sao) 15g, khiếm thực (sao) 15g, phục thần 15g, bá tử nhân 15g, sa uyển tử 15g, sơn thù 15g, nhục thung dung 15g, mạch môn 15g, ngưu tất 15g, long nhãn 10g, hạch đào nhân (quả óc chó) 10g, rượu trắng 3 lít.

Cách làm: các vị Thu*c gia công thái lát nhỏ, cùng rượu trắng ngâm trong keo, đậy kín, chưng cách thủy 3 giờ, sau đó chôn xuống đất 3 ngày. Mỗi đêm trước khi ngủ uống 15ml, không uống say. Dùng cho nam nữ.

Công hiệu: bổ tinh điền tủy, kiện thân sống lâu. Thích hợp dùng khi suy nhược cơ thể, không chịu nổi gió lạnh, hoặc suy tư quá độ dẫn đến khí huyết đều suy, hoặc bán thân bất toại, tay chân tê dại, hoặc tinh nguyên hư lạnh, lâu ngày không đậu thai, hoặc sảy thai nhiều lần.

LY.DS. BÀNG CẨM

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/loc-nhung-truong-tho-tuu-n102881.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Y học cổ truyền, Thuốc trặc có vị cay, tính ấm. Có tác dụng khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch), tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương).
  • Theo y học cổ truyền, thổ nhân sâm có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân.
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Đây là bài Thuốc của BS Nguyễn Phú Lâm, Chủ tịch Hội Đông y huyện Mang Thít, Vĩnh Long, điều trị cho những ca teo tinh hoàn do biến chứng quai bị.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY