Hại người không làm hại ai, chẳng khác ngược gió tung bụi, với kết quả là tự mình phải chịu kết quả hành động của mình.
Ðức phật trong khi quan sát tâm trí của mọi loài chúng sanh đã tuyên bố rằng, mọi loài thương tự ngã của mình là tối thượng. nếu chúng ta thương tự ngã của chúng ta, chớ có làm hại tự ngã của người. mọi loài cầu an lạc. hại người để cầu an lạc cho mình thật là hạ sách. ðừng hại người mới là thượng sách đem lại hạnh phúc cho mình. ðối với đức phật, chỉ những ai thật sự không làm hại một ai, mới xứng danh là vị "bất hại".
Tâm sân hận và phương pháp quản trị tâm sân hận
Bậc Thánh, bậc có trí không hại một chúng sanh nào. Hành động các vị ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp hoàn toàn bất hại. Ðó là lý do tại sao các vị ấy được gọi là các bậc Thánh.
"Vì nghĩ đến tư lợi,
Nên mới cướp hại người,
Khi người khác cướp hại;
Bị hại, lại hại người.
Người ngu nghĩ như vậy,
Khi ác chưa chín muồi;
Khi ác đã chín muồi,
Người ngu chịu khổ đau.
Sát người bị người sát;
Thắng người bị người thắng;
Mắng người, người mắng lại;
Não người, người não lại.
Do nghiệp lực diễn tiến,
Bị hại, lại hại người". (Tương Ưng I. 103)
"Không xúc, không có chạm,
Có xúc thời có chạm,
Nếu hại người không hại,
Tức có xúc, có chạm.
Ai hại người không hại,
Người tịnh không ô nhiễm,
Kẻ ngu hái quả ác,
Như ngược gió tung bụi". (Tương Ưng I. 16)
"Tâm ta đi cùng khắp.
Tất cả mọi phương trời,
Cũng không tìm thấy được,
Ai thân hơn tự ngã.
Tự ngã đối mọi người,
Quá thân ái như vậy,
Vậy ai yêu tự ngã,
Chớ hại tự ngã người". (Tương Ưng I. 92)
"Chúng sanh cầu an lạc,
Ai dùng trượng hại người,
Tìm an lạc cho mình,
Ðời sau không được lạc". (Pháp Cú. 131)
"Chúng sanh cầu an lạc,
Không dùng trượng hại người,
Tìm an lạc cho mình,
Ðời sau được hưởng lạc". (Pháp Cú. 132)
Những nguy hại của sân hận và lợi ích của nhẫn nhục
Bà-la-môn Ahimsaka thưa với đức Phật: "Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama. Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama". Ðức Phật nói lên bài kệ với Bà-la-môn:
"Danh phải tương xứng người,
Người phải là bất hại.
Ai với thân, khẩu, ý,
Ai không hại người khác,
Người ấy thật Bất hại". (Tương Ưng I. 203)
"Còn sát hại sinh linh,
Ðâu được gọi Hiền Thánh.
Không hại mọi chúng sanh,
Mới được gọi Hiền Thánh". (Pháp Cú. 270)
"Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh nhiếp phục.
Sống kiên trì Phạm hạnh,
Không hại mọi sanh linh.
Vị ấy là Phạm chí,
Hay Sa-môn, khất sĩ". (Pháp Cú. 142)
"Bậc Hiền không hại ai,
Thân thường được chế ngự,
Ðạt được cảnh bất tử,
Ðến đấy không ưu sầu". (Pháp Cú. 225)
Minh Chính