(MangYTe) Lời Phật dạy về lòng hiếu thảo vô cùng sâu sắc, không đơn giản chỉ là cho bố mẹ ăn ngon, mặc đẹp, chăm sóc họ mỗi ngày như chúng ta vẫn tưởng.
>>>>> Đừng quên lắng nghe Lời phật dạy về gia đình: Càng hiểu, càng trân trọng nâng niu <<<<<Trong kinh Phật, lòng hiếu thảo luôn được đề cao. Thuở Phật còn tại thế, có một vị chư Thiên đến hỏi: "Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?" Phật đáp: "Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng" (Kinh Hạnh Phúc).
Cha mẹ vì ta mà hi sinh, ta lại hi sinh cho những đứa con. Đó là gốc rễ, cội nguồn và là đạo lý chân chính nhất của cuộc đời này. Hãy luôn sống để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và nuôi dạy con cái theo đức hiếu sinh.
Câu chuyện về lòng hiếu thảo
Trung Quốc có một người gọi là Đổng Vĩnh rất hiếu thảo với cha mẹ, anh là người nghèo, trong khi đó hàng xóm của anh có tên Vương Kỳ là người giàu có.
Bất chấp hoàn cảnh gia đình, mẹ của Đổng Vĩnh dù đã lớn tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh mập mạp, tinh thần luôn vui vẻ. Gia đình Vương Kỳ tuy sung túc, ăn sung mặc sướng như mẹ của anh lại ốm yếu, bệnh hoạn, thường xuyên lo âu, buồn khổ. Nhân một ngày cả hai cậu con trai đi vắng, mẹ của Vương Kỳ hỏi mẹ Đổng Vĩnh: "Bà cao tuổi, nhà lại nghèo như thế, cũng không có gì ngon để ăn. Vậy tại sao bà mập như vậy?".
Mẹ của Đổng Vĩnh từ tốn đáp: "Là vì con trai của tôi rất là hiếu thảo, nó không dám làm một việc gì xấu cả, lại rất thật thà, chăm chỉ. Tôi không có điều chi đau buồn về nó, lại rất hài lòng. Tâm hồn thoải mái, thân thể khỏe mạnh, tôi thích như vậy, nên tôi mập được". Mẹ của Đổng Vĩnh hỏi lại: "Bà có tiền như thế, ăn toàn là thứ ngon vật lạ, tại sao lại ốm như vậy? Bà ốm như cây sậy, có phải là bệnh gì không?".
Mẹ của Vương Kỳ trả lời: "Có tiền ăn của ngon vật lạ là vậy nhưng con trai tôi tính tình không thật thà, làm ăn phi pháp, hôm hay phạm pháp, ngày mai cũng phạm pháp. Ba hôm nay bị sai nha bắt tra hỏi, mai lại có lệnh gọi của phủ đường gửi đến.
Ngày nào cũng lo lắng vì nó nên dù được ăn ngon cũng cảm thấy không vui, từ sáng đến tối lúc nào cũng ưu sầu, lo buồn. Cho nên tôi càng ngày càng ốm đi, mập không nổi, đều là vì buồn bực chuyện này"...
Xem thêm:
Những lời Phật dạy về lòng hiếu thảo con cái nhớ khắc cốt ghi tâm Hiểu thế nào cho đúng về lòng hiếu thảo
Không chỉ đơn giản là vấn đề
tâm linh, bổn phận hiếu thảo với cha mẹ là gốc rễ của việc làm người. Bất cứ ai cũng là con của cha mẹ và rồi làm cha mẹ của con, cuộc đời xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu.
Lời Phật dạy về lòng hiếu thảo rằng: “Này các Tỳ kheo! Những gia đình nào có con cái kính dưỡng cha mẹ thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm thiên, được chấp nhận như ngang bằng với bậc Đạo sư, đáng được kính trọng và cúng dường”. Có thể nói đến đây nhiều người tự nhắc nhở với bản thân rằng: Mình sẽ hiếu thảo với cha mẹ nhưng không được bao lâu lại quên mất việc này. Đó cũng là vì chúng ta không hiểu đúng về lòng hiếu thảo. Thực ra, làm một người tốt có lợi cho thế giới cũng chính là hiếu thảo với cha mẹ.
Hiếu có bốn loại: Có tiểu hiếu, đại hiếu, viễn hiếu, cận hiếu.
TIỂU HIẾU: là hiếu với gia đình, chính là có hiếu thuận với cha mẹ của mình ở nhà, chứ chưa hiếu thuận với tất cả mọi người, chưa có thể làm một người Hiếu quảng đại.
ĐẠI HIẾU chính là Hiếu quảng đại: hiếu với khắp thiên hạ, xem tất cả cha mẹ trên đời là cha mẹ của mình. Đây gọi là hiếu thảo với tất cả mọi người. Nhưng đại hiếu này còn chưa nói đến việc hiếu thảo chân chánh.
"Hiếu thảo chân chánh" hay còn gọi là Chân hiếu: Lòng hiếu này vượt ngoài bốn loại hiếu kia; nó là một loại hiếu chân chánh. Vì thế, tưởng rằng đức Thích Ca xuất gia làm trái lời phụ thân là bất hiếu nhưng không phải. Dù bị nhốt ở trong cung, nhưng Ngài vẫn lén đi xuất gia tu hành. Ngài tu khổ hạnh sáu năm trên núi Tuyết, rồi sau đó Ngài ngộ đạo thành Phật dưới cội cây Bồ đề, đây là sự hiếu thảo chân chánh. Cho nên sau khi Ngài thành Phật, Ngài lên cung trời thuyết pháp cho mẹ.
CẬN HIẾU: là làm việc có hiệu với cha mẹ hiện tại, đi học cũng là phương pháp hiếu thảo với cha mẹ. Cận hiếu là hiếu thảo đời này. Cận hiếu cũng có thể nói là tiểu hiếu
VIỄN HIẾU: là hiếu thảo muôn đời.
Cha mẹ cho chúng ta thân thể này, không ai từ đất chui lên hay từ trên trời rơi xuống, vì thế, một người dù mang thân phận gì, từ vua cho đến thứ dân, từ người trí thức cho đến kẻ không được học hành, từ người sang đến kẻ hèn, nếu bất hiếu với cha mẹ thì không đủ tư cách làm người.
Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng chỉ để bỏ đi.
Dù cha mẹ có xuất thân thấp hèn cũng là người đã tạo ra mình, nuôi lớn mình bằng tình yêu, cho ta hình dáng như hiện tại, nếu không có cha mẹ thì mình đâu có được ngày hôm nay. Hay có những bậc sinh thành do điều kiện nào đó mà không nuôi nấng chăm sóc được mình, nhưng cái ân nghĩa của việc sinh ra thân này thì cũng đủ để mình mang suốt đời.
Có người vì hoàn cảnh này hoàn cảnh khác mà phải bỏ con mình, chứ thực ra thì không ai muốn và rồi những người con đó lớn lên thì oán cha oán mẹ, thì cái oán này cũng không đúng. Hãy quán chiếu cái ân tình của cha của mẹ thuở ban đầu, họ đã nên ân nên nghĩa với ta từ khi ta trú ngụ vào thai mẹ.
Không ai có thể phủ nhận công ơn cha mẹ đã cho con vóc dáng hình hài, đã cho con cơ hội làm người mà không phải chúng sinh nào cũng dễ dàng có được. Vì thế không nên oán hận cha mẹ, không nên khinh rẻ, bạc đãi cha mẹ. Tham khảo thêm:
Lời Phật dạy về cách báo hiếu mỗi ngày, phận làm con đừng nên bỏ lỡ Lòng hiếu thảo chẳng những là bổn phận, là trách nhiệm đạo đức của người con đối với cha mẹ, mà còn là tấm gương sáng để các thế hệ con cháu sau này noi theo. Một ngày kia ai cũng sẽ trở thành ông bà cha mẹ, khi ấy không ai muốn con cháu bất hiếu với mình, vong ân bội nghĩa đối với mình.
Để cha mẹ được an lòng anh em phải sống hòa thuận, không quên tu dưỡng bản thân. Không cần phải là cho họ ăn ngon, mua quần áo đẹp, muốn tích nghiệp lành, muốn cầu chữ hiếu thì tu thân dưỡng tâm, trưởng thành và khỏe mạnh. Vì con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, nên chỉ cần con cái bình an, hạnh phúc, tốt đẹp là đã đền đáp công ơn sinh dưỡng. Nghe lời Phật dạy về lòng hiếu thảo giúp chúng ta tỉnh thức, nhận ra không phải chúng ta chỉ hiếu dưỡng với cha mẹ hiện tại, chúng ta có nhiều cha mẹ, nên nếu không hiểu mà chỉ ở nhà lo cho cha mẹ mình không thôi, không lo cho ai khác nữa thì không đúng
lời Phật dạy.
Cha mẹ nhiều đời của ta đang lăn lộn đang chìm đắm, ai mà đắc
thiên nhãn thông thì có khi lại thấy người ngôi bên cạnh mình đây là cha mẹ mình kiếp trước, bà cụ ngồi bên cạnh mình là mẹ đẻ mình kiếp trước, thế nên Đức Phật của chúng ta Ngài thương tất cả chúng sinh là vì Ngài nhìn thấy tất cả chúng sinh đều là cha là mẹ trong các kiếp quá khứ của Ngài.
Nên Phật dạy tất cả đệ tử của mình rằng nhìn thấy người nam thì coi như cha của ta, nhìn thấy người nữ thì coi như mẹ của ta, chúng ta mà nhìn như vậy thì có oán thù ai nổi không, chỉ nghĩ làm sao để đền đáp còn không hết.
Cha mẹ ân sâu tựa đất trời Nuôi con lao nhọc chẳng đầy vơi. Mở vòng tay lớn ôm con trẻ Dẫn dắt con đi suốt cuộc đời.
Kate NguyễnLời Phật dạy về cuộc sống: 10 nghiệp lành mang phước đức bền lâuLời Phật dạy khi chồng ngoại tình: Cần tỉnh táo, bình tĩnh hơn là bi luỵ, đau khổLời Phật dạy: Sống có “đại khí” mới có thể hiên ngang giữa trời đấtLời phật dạy về báo hiếu cha mẹ: Vận may tối thượng ở ngay chữ HiếuLời Phật dạy về cha mẹ và con cái: Bỏ qua là tự rước họa vào thânLời Phật dạy về mẹ chồng nàng dâu: Tốt với người trước rồi mọi sự sẽ êmLời Phật dạy về tình anh em: Chia cắt chỉ khiến chúng ta ch*t dần ch*t mòn