Bệnh ung thư hôm nay

Lợi ích khi bệnh nhân ung thư bỏ Thuốc lá

Không sử dụng Thuốc lá giúp bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh sau hóa, xạ trị, giảm khả năng tái phát, khối u di căn.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (cdc) thống kê, Thuốc lá gây ra 480.000 ca Tu vong mỗi năm ở mỹ. trong đó, 36% mắc các loại ung thư phổi, miệng, bàng quang, đại tràng, tuyến tụy... 

Những người hút Thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút Thuốc, khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém vì hệ thống luân chuyển ở người sử dụng Thuốc bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói Thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, nên dễ bị nhiễm các chất độc hại, cản trở sự lưu thông, trao đổi khí.  

Các nhà khoa học trung tâm ung thư md anderson - đại học texas ở houston (mỹ) cho biết, bệnh nhân ung thư hút Thuốc sẽ làm kết quả điều trị bất lợi, cơ thể chuyển biến xấu với sự xuất hiện của tác dụng phụ, tăng nguy cơ phát triển các biến chứng, góp phần làm chất lượng cuộc sống kém hơn, khả năng sống sót thấp. việc bỏ Thuốc lá sẽ giúp cơ thể giảm bớt các tác dụng phụ khi hóa, xạ trị. không sử dụng nicotine cũng góp phần giảm nguy cơ tái phát bệnh, ngăn ngừa khối u di căn. 

Ảnh Minh họa. Nguồn: Medicalnewstoday

Viện ung thư quốc gia mỹ thông tin thêm, nếu bệnh nhân mắc ung thư, bỏ Thuốc lá tại thời điểm chẩn đoán có thể làm giảm nguy cơ Tu vong từ 30 đến 40%. đối với những người đã phẫu thuật, hóa trị hoặc các phương pháp điều trị khác, bỏ hút Thuốc lá giúp cải thiện khả năng chữa lành cơ thể, đáp ứng với trị liệu.

Hút Thuốc rất nguy hại cho sức khỏe, ngoài ung thư phổi, nó còn gây ung thư một số cơ quan khác như miệng, dạ dày, cơ quan tiêu hóa... người bệnh ung thư dù giai đoạn nào cũng cần bỏ ngay việc hút Thuốc, đặc biệt đang trong quá trình điều trị. 

Ở mỹ có nhiều chương trình cai Thuốc lá cho bệnh nhân ung thư, trang medicalnewstoday đưa tin, trung tâm ung thư md anderson - đại học texas ở houston đã phân tích 3.245 người ung thư hút Thuốc tham gia chương trình cai Thuốc lá từ năm 2006 - 2015. chương trình thu hút 1.200 người tham gia mỗi năm, họ được cung cấp liệu pháp thay thế nicotine, điểu chỉnh cảm xúc thông qua các buổi tư vấn. 

Giám đốc chương trình, tiến sĩ maher karam-hage giải thích: "chúng tôi trò chuyện với họ, đưa ra lời khuyên hướng tới từ bỏ Thuốc lá, chương trình tư vấn kéo dài từ 8 đến 12 tuần. khi một người có chẩn đoán ung thư tự nhận mình là người hút Thuốc, phòng khám sẽ  liên hệ, cung cấp chương trình bỏ Thuốc miễn phí". năm 2015, các nhà nghiên cứu công bố, sau 3, 6, 9 tháng khi tham gia chương trình, tỷ lệ cai nghiện lần lượt là 45,1%, 45,8% và 43,7%. 

Tổ chức y tế thế giới (who) thống kê, sử dụng Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (copd), đột quỵ, nhồi máu cơ tim. người hút Thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 22 lần so vói người bình thường, cứ 5 người hút Thuốc thì có một người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khó chữa trị.

Khói Thuốc lá làm ch*t hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó một triệu người hít phải khói Thuốc thụ động. ước tính mỗi năm đến 165.000 trẻ em ch*t trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút Thuốc thụ động. 

Tại việt nam, gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút Thuốc lá. số người ch*t vì Thuốc lá nhiều hơn tổng số người ch*t vì hiv⁄aids, lao phổi và sốt rét.

Ngọc Thi

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/loi-ich-khi-benh-nhan-ung-thu-bo-thuoc-la-4013966.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY