Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Đức Phật cũng dạy chúng ta nên im lặng vì im lặng sẽ phát sanh trí tuệ và có im lặng thì sự sâu lắng càng cao. Ông cha ta cũng có câu : “Học ăn , học nói, học gói, học mở”.
Cho nên chúng ta phải biết khi nào thì im lặng, khi nào thì nên nói. Im lặng là một sức mạnh. Sức mạnh của người tu là im lặng. Im lặng cũng đồng nghĩa với nhẫn nại, nhịn nhục. Sức mạnh của trẻ em là tiếng khóc. Sức mạnh của phụ nữ là nước mắt. Còn sức mạnh của người tu hành là im lặng, nhẫn nhục.
Một ông quan được nhà vua tín nhiệm. Làm bất cứ việc gì nhà vua cũng tham vấn ý kiến của vị quan này. Trong triều đình, bá quan văn võ ai cũng nể phục vị quan tài năng và đức độ ấy. Nhưng đôi khi ông quan này nghĩ rằng: không biết người ta kính trọng, nể phục, thương mình, là do mình có những đức tính tốt hay người ta kính nể mình chỉ vì chức quan to. Nghĩ vậy ông bèn muốn làm một cuộc trắc nghiệm. Trong triều có kho báu của nhà vua. Hằng ngày ông quan này đi qua đi lại để thăm dò kho báu của nhà vua. Một hôm ông quan này lẻn vào bên trong kho báu của Vua ăn trộm một số của báu.
Người ta bắt được ông với tang vật còn mang theo người. Quá thất vọng về một ông quan bấy lâu nay luôn được ngưỡng mộ, yêu mến, người ta thông tin cho tất cả mọi người biết về hành vi ăn trộm của ông quan và đòi vua phải xử tội ông quan này. Nhà vua rưng rưng nước mắt, hỏi ông quan rằng: “Tại sao khanh lại làm như vậy? Tất cả những gì khanh lấy trộm trong túi đây chẳng đáng là bao so với những gì ta đã cho khanh. Chỉ cần khanh nói cho ta biết hoặc chỉ cần một ánh mắt của khanh thôi ta cũng có thể biết khanh muốn gì và sẳn sàng ban cho khanh nhiều hơn thế nữa. Ta không hề tiếc với khanh bất cứ thứ gì nhưng sao khanh lại đi lấy trộm như vậy?”
Ông Quan nói: “Tâu đại vương! Tội lỗi của hạ thần đáng ch*t. Vua cứ xử theo luật của triều đình. Hạ thần làm như vậy mới hiểu được lòng dạ con người rỏ hơn. Qua việc này hạ thần có được một bài học là người ta thương mình, kính trọng mình, ưu ái mình vì những đức hạnh, nhân cách đáng quý của một con người, chứ không phải do chức quan to của hạ thần. Ngày nay bệ hạ đã thấy được bản chất của sự việc. Nếu người ta kính trọng mình vì những phẩm hạnh cao quý thì một khi đánh mất những đức tính trong sạch đó thì mình cũng mất đi lòng kính trọng nơi mọi người. Một người có quyền có chức ở ngoài thế gian mà nếu đi sai đường lạc lối cũng đánh mất đi giá trị bản thân và tước quyền của họ.
Con người phải biết học hạnh khiêm tốn và chân thực. Nếu học cao hiểu rộng mà khinh khi những người chung quanh tự chúng ta sẽ chuốc lấy nỗi khổ, mất đi vầng hào quang. Con người dù nghèo hay giàu nhưng học được hạnh lắng nghe, khiêm tốn, con người đó sẽ có thêm nhiều vầng hào quang. Nói chuyện quá nhiều lại nói những lời vô ích, tự cao tự đắc, hào quang chân thật sẽ biến mất. Giống như câu chuyện ông quan lấy trộm của báu trong kho vua.
Cuộc sống chúng ta cũng vậy. Chúng ta phải học bài học khiêm tốn. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra kiêu căng tự mãn, nên lúc nào cũng bình tĩnh lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Khiêm tốn giúp cho con người ta không kiêu căng ngạo mạn khi đứng trên đỉnh cao của quyền lực, danh vọng nhờ vậy họ làm được nhiều việc lợi ích và được nhiều người ủng hộ.
Khiêm tốn để được học hỏi và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn: là một loại đức hạnh làm chỉ cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cống cao ngã mạn, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn. Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dung và độ lượng trong mọi vấn đề. Chúng ta hãy tâm niệm như sau: “Xin cho tôi được làm đất, để mọi người được dẫm lên”.
Người sống ở đời biết khiêm tốn mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thanh cao, để làm gương sáng cho người học hỏi bắt chước tu tập theo.
Người biết khiêm tốn là đi ngược lại với tâm cống cao ngã mạn, nên được nhiều người mến thương, người trí hoan hỷ chỉ dạy và giúp đỡ trong làm việc và tu sửa đạo đức. Nếu chúng ta tìm cầu danh vọng, phú quý giàu sang mà không thực hành hạnh khiêm tốn, thì khó mà thành tựu như mong muốn. Người hiểu biết nhiều và có địa vị cao thì càng phải khiêm tốn nhiều hơn nữa, đối với những người thấp kém hơn mình. Nhờ vậy, cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn, bởi ta biết thương yêu mọi người bằng trái tim hiểu biết.
Con người sống phải có lòng yêu thương sự sống, người, vật, biết khiêm tốn nhún nhường trước mọi người, và hằng xét lại lỗi mình để tìm cách sửa đổi cho tốt. Như vậy, người khiêm tốn luôn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng từ bi rộng lớn.
Như Phật thường hay nói, cõi Ta Bà này chỉ là cõi tạm, vinh hoa phú quý, công danh lợi lạc, chức vụ địa vị, khi con người ta thác rồi thì còn mang được chỉ là phần hồn và công đức đã tu.
- Phần thứ nhất: Không ngã mạn, kiêu căng. Xem như là tu tâm tu dạ, không để tâm đến sự đời, một lòng chuyên chính tu hành cốt sao có được thành tựu, làm lợi lạc bản thân. Mọi sự thiệt hơn đều không màng đến, công danh, nổi tiếng xem nhẹ cả 10 phần.
- Phần thứ hai: Công đức có được qua việc trợ giúp, đồng hành giúp người khác ngộ đạo, với người đã tu đạo thì cùng phát triển thêm. Là công đức vì lợi lạc quần sinh, vì mọi người đặng cùng thành Phật.
Chủ đề liên quan:
Đức khiêm tốn khiêm tốn Khiêm tốn theo lời Phật dạy Lời Phật Lời Phật dạy Lời Phật dạy sâu sắc Lời Phật dạy về sự khiêm tốn Phật dạy