Đức Phật dạy thế nào là người đàn ông lý tưởng?
Một thời Thế Tôn ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo:
Có năm nguy hại này, này các Tỷ kheo, trong lòng tịnh tín đối với một người. Thế nào là năm?
Này các Tỷ kheo, người nào được một người tịnh tín, rồi người ấy phạm lỗi và chúng Tăng tùy theo lỗi đã phạm ngưng chức người ấy, bắt người ấy xuống ngồi cuối. Lại nữa, người nào được một người tịnh tín, rồi người ấy đi đến nơi khác hoặc người ấy bị loạn tâm hay người ấy bị mạng chung.
Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộ, ưa thích, nay người ấy bị chúng Tăng ngưng chức, bị bắt xuống ngồi cuối; nay người ấy đã đi xa, bị loạn tâm, bị mạng chung” và người này không còn tịnh tín với các Tỷ kheo. Do không còn liên hệ với các Tỷ kheo khác, người này không nghe diệu pháp, do không nghe diện pháp nên người này thối đọa khỏi chánh pháp.
Này các Tỷ kheo, đây là năm nguy hại đối với việc chỉ tịnh tín đối với một người.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Ác Hành, phần Tịnh tính đối với một người [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.745).
Niềm tin vào Tam bảo của người Phật tử tại gia, nhất là niềm tin đối với một vị Tăng hoặc Ni, được xem là một yếu tố quan trọng trong vấn đề học hỏi Phật pháp nhằm tăng trưởng phước báo và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thanh an vui hạnh phúc.
Tăng là một đoàn thể thanh tịnh và cùng sống hòa hợp với nhau trên tinh thần vô ngã vị tha, chúng ta tin Tăng đúng nghĩa là gởi trọn niềm tin vào đoàn thể ấy, chứ không nên thần tượng một cá nhân. Dựa trên niềm tin đối với Tăng bảo, người Phật tử tại gia có thể thân cận, gần gũi để cùng nhau học hỏi những điều hay lẽ phải. Thế nhưng chúng ta chỉ tin vào một vị Tăng duy nhất và gần như không quan tâm đến đoàn thể Tăng già, đó là điều có thể dẫn đến nhiều nguy hại. Niềm tin phải đi đôi với trí tuệ mới là niềm tin chân chính.
Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật
Cộng đồng xuất gia ngày hôm nay đại đa số là Tăng phàm phu chưa thể gọi là đoàn thể thanh tịnh, bởi một số vị đang còn trong tiến trình học hỏi mà chưa có sự thể nghiệm trong tu tập. Sự thật này tuy ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Tăng đoàn, tuy nhiên đó là việc cá nhân, bởi vì bàn tay có ngón dài ngón ngắn.
Cũng chính vì thế mà ngày hôm nay chúng ta thường chỉ trích phê phán người khác, do chúng ta chỉ tin vào một người duy nhất là thầy của mình, sư phụ của tôi, chân sư của ta là bậc lỗi lạc và thông tuệ…. Như vậy ta vô tình đánh mất niềm tin vào Tăng già, đoàn thể sống an vui vì lý tưởng giác ngộ cho chính mình và người khác.
Con người sống trên đời thường mong ước có được nhiều thứ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn no mặc ấm và hạnh phúc lâu dài… Trong các thứ tài sản, theo tuệ giác Thế Tôn, thì lòng tin đối với Tam bảo là tối thượng. Bởi “đức tin là mẹ của các công đức”, khi ta có lòng tin sâu sắc thì ta sẽ có được tất cả nhờ dứt ác làm lành và biêt buông xả mọi sự chấp trước dính mắc ở đời.
Để chúng ta có được một đời sống vững chãi sâu sắc, thì người tại gia phải văn tư tu nhờ vậy mà phát sinh trí tuệ để có hiểu biết chân chính. Chính vì vậy, người Phật tử tại gia phải nhận ra chân giá trị của cuộc sống để có lòng tin không thối chuyển mà thực hành chánh pháp và phát huy trí tuệ, để chứng nghiệm giải thoát ngay tại đây và bây giờ.
Nếu chúng ta tin Tăng mà quá thần tượng một người nào đó sẽ dễ rơi vào sự sùng kính thái quá đến mê muội, dẫn đến kiến chấp khinh khi thấy thầy mình hay giỏi đạo đức hơn người, mà làm tăng tự mãn đối với người được tôn kính. Theo tuệ giác của Thế Tôn, đó là những nguy hại, khi ta chỉ đặt niềm tin vào một người, nếu người ấy chẳng may bị luật vô thường chi phối, dẫn đến ta mất nơi nương tựa tinh thần và có thể thối đọa Bồ đề tâm mà tự đánh mất chính mình.
Lòng tin của chúng ta phải có cơ sở, mà cơ sở đó được trải nghiệm qua sự quán chiếu tìm tòi. Chính sự quán chiếu đó làm cho ta tăng trưởng thêm sự nhận thức đúng đắn nhờ vậy trong đời sống ta bớt âu lo, căng thẳng hay phiền muộn khổ đau. Chúng ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong những phút giây làm việc để phục cho tha nhân và không phải bận tâm lo lắng nhiều đến kết quả của nó. Lòng tin khi phát sinh trí tuệ đã giúp cho chúng ta giải thoát được cái tôi dính mắc cố chấp vào sự hiện hữu của nó.
Còn nếu chúng ta tin Tăng thì sẽ đụng chạm tới những người nào? Tới các thầy tà bạn ác. Ta nếu thật sự chỉ biết đi chùa tụng kinh, lễ Phật, làm công quả ngồi thiền và buông xả các tạp niệm xấu ác, thì ta đâu có thời gian để đi nói xấu người này người kia, ấy thế mà vẫn đụng chạm tới họ!
Chúng ta tin giới pháp của Phật và áp dụng tu hành là đã đụng chạm tới những sinh hoạt phi đạo đức, gây ra các tệ nạn xã hội làm khổ đau cho nhân loại! Cho nên, việc mình thực hiện niềm tin đối với Tam bảo thôi là mình đã đụng tới tất cả những người không có niềm tin đối với Tam bảo chân chính rồi.
Thế cho nên, người Phật tử tại gia cần phải xây dựng niềm tin, sự kính trọng vào đoàn thể Tăng bảo. Thầy của mình dù có tài giỏi, đạo đức cũng chỉ là một cành lá của cây Tăng già.
Cây Tăng đoàn luôn to lớn, bao bọc cành lá xum xuê nhờ gốc rễ lâu đời bởi sự bền chặt ăn sâu vào lòng đất. Chiếc lá có thể vàng úa và rụng rơi, cành nhánh có thể bị gãy đổ nhưng cây đại thọ kia thì luôn trụ vững theo thời gian. Chúng ta hay bỏ quên cây lớn để nắm bắt cành nhánh lá là một thiệt thòi to lớn, lầm tưởng cành nhánh lá là chỗ nương tựa thì e rằng sẽ có ngày sụp đổ. Và đây cũng là điều mà các hàng Phật tử tại gia, cần phải suy tư nghiệm xét nhiều hơn nữa để thành tựu niềm kính tin Tăng bảo cho đúng pháp.
Phật dạy: "Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được"
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Sumanà, con gái vua cùng năm trăm thiếu nữ hộ tống, đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Ở đây, bạch Thế Tôn, có hai đệ tử của Thế Tôn đồng đẳng về tín, đồng đẳng về giới, đồng đẳng về tuệ, một có bố thí, một không bố thí. Sau khi thân hoại mạng chung thì giữa hai vị ấy được sanh lên cõi trời hoặc sanh lại cõi người thì giữa hai vị ấy, có sự đặc thù gì, có sự sai khác gì?
Có sự sai biệt, này Sumanà!
Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được là người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng. Người có bố thí, này Sumanà, khi được làm vị trời hoặc được làm người đều vượt qua người không bố thí về năm phương diện này.
(ĐTKVN, Tăng Chi II, chương 5, phẩm Sumanà, phần Con gái vua, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.351).
Hai người cùng làm một công việc trong một thời điểm và có tài sức ngang ngữa nhau, thế nhưng có người thành công và có người lại thất bại. Đối với những người không thành công, họ hay tự an ủi mình rằng số mình chưa tới thời hoặc họ đổ thừa: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Nhưng ít ai biết rằng tất cả nên hư, thành bại, tốt xấu đều do mình tạo ra trong quá khứ hoặc trong hiện tại.
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về hạnh bố thí giúp đỡ sẻ chia có sự chênh lệch, người bố thí nhiều hơn sẽ được phước báo tối thắng. Người bố thí, sẽ hơn người không bố thí trên năm phương diện thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng trưởng về mọi mặt. Chính vì thế, người Phật tử tại gia cần phải phước huệ song tu, để đạt được trọn vẹn về mọi mặt. Người biết bố thí sẽ xả bớt lòng tham lam ích kỷ, tăng trưởng tâm từ bi để sống đời an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Bố thí và cúng dường là pháp tu phổ biến của người Phật tử tại gia. Người thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự tự nguyện với lòng vui vẻ hân hoan. Bố thí với tâm thanh tịnh, không thấy mình là kẻ ban ơn, nếu bố thí như vậy mình sẽ cống cao ngã mạn sinh tâm tự đắc coi thường thiên hạ.
Đối với chúng Tăng, những người thọ thí hay người được giúp đỡ lại càng phải cố gắng tu hành nhiều hơn nữa để hoàn thiện chính mình, bởi vì của biếu là của lo, của cho là của nợ, cho thì còn ăn thì hết. Nếu chúng ta không trau giồi giới đức, tu sửa thân tâm, chuyển hóa phiền não tham sân si thì của tín thí khó tiêu. Sự thọ nhận càng nhiều giống như ta ký tờ giấy nợ mỗi ngày càng tăng lãi suất, sau này sẽ mang lông đội sừng để đền trả xứng đáng.
Cho người tức là tích lũy phước báo cho mình, đó là chúng ta biết đầu tư vào ngân hàng công đức. Giúp đỡ người khác hay cúng dường chư Tăng mà không cầu đền đáp là một việc khó làm đối với những người tham lam bỏn sẻn, keo kiệt. Lại càng khó khăn hơn đối với họ sẽ không dám cho đi những gì mà mình yêu thích. Đa số, những gì mình cho là của thừa thãi, như vậy đối với họ cũng là hay lắm rồi, dù sao vẫn đỡ hơn người chỉ biết đem về cho mình dưới nhiều hình thức.
Người Phật tử thì lúc nào cũng sáng suốt hơn, ý thức việc bố thí là một nghĩa cử cao đẹp, nên lúc nào cũng sẵn sàng cho đi mà không cầu nhận lại, thậm chí có khi phải dâng hiến cả thân mạng. Cho những gì mình thích, mình trân quý mới thực sự là cách cho khó làm nhất, vì ai cũng còn chấp ngã bám víu vào cái của mình.
Để đạt được cách cho mà không cầu nhận lại, người Phật tử cần phải huân tu trí tuệ, để thấu rõ bản chất của cuộc đời là vô thường duyên sinh và vô ngã. Tuy không mong cầu nhưng phước báo của người cho vẫn đầy đủ trọn vẹn. Phước báo của mỗi người giống như cây cối có gốc rễ, thân cành nhánh lá và hoa trái. Chính vì thế chúng ta cần phải vun trồng cây phước, chăm bón và tưới tẩm thì mới trổ quả phước thơm ngọt.
Như chúng ta đã biết là bố thí sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Tuy nhiên, ngoài việc mong cầu phước báo để có đời sống ổn định, bố thí còn là một phương pháp tu buông xả để chuyển hóa lòng tham lam ích kỷ và hẹp hòi.
Lời Phật dạy về những điều khó
Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối.
Người Phật tử chân chính việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo cho ta nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu chúng ta bố thí có điều kiện thì gặt được phước báo có giới hạn trong chừng mực nào đó. Nhưng nếu chúng ta bố thí vô tâm, không toan tính là ta đã biết tu phước và tu huệ rồi đó. Chính vì thế, tu tập bố thí muốn đạt được lợi ích lớn và kết quả lớn về hai mặt vật chất lẫn tinh thần thì tâm phải rộng lớn, không mong cầu, bởi chỉ có vô tâm mới đạt được công đức, phước báo vô lượng vô biên mà thôi.
Phước báo sống thọ và khỏe mạnh, nhan sắc dung mạo xinh đẹp nhiều người thích ngắm nhìn, lại có đời sống an vui hạnh phúc, có địa vị danh vọng cao, mọi điều vốn tốt đẹp lại càng được tăng trưởng thêm theo thời gian tốt đẹp thời gian là ước mơ chung của nhiều người. Do vậy, người Phật tử sống và tu tập theo chánh pháp Phật-đà luôn thực hành bố thí và cúng dường người tu hành chân chính để sống đời hạnh phúc trong hiện tại và mai sau.
Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn?
Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàng ông không bố thí, cúng dường cho Sa môn hay Bà la môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa….Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú và đọa xứ. Nếu được sanh vào loài người, người ấy phải chịu nghèo hèn, có tài sản nhỏ.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàng ông có bố thí và cúng dường cho Sa môn hay Bà la môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa….Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu sanh vào loài người, người ấy được giàu sang, có tài sản lớn.
(ĐTKVN, Trung Bộ III, kinh Tiểu nghiệp phân biệt [trích], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.478).
Bố thí và cúng dường là nhân lành để kết hoa trái ngọt phước báo giàu sang phú quý trong hiện tại và mai sau. Chính vì vậy, ngày hôm nay nhiều người khá giả, giàu có là nhờ phước báo bố thí và cúng dường. Ngược lại, những người không biết san sẻ và giúp đỡ nên hiện tại rất nghèo hèn, có tài sản ít ỏi dù quanh năm vất vả nhọc nhằn lao nhọc.
Trong các đối tượng thọ nhận bố thí và cúng dường thì các bậc Sa môn, những người tu hành chân chính là xứng đáng nhất. Bởi các vị ấy luôn biết buông xả và giúp đỡ mọi người, họ đã hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ và dấn thân làm cho đạo đời càng thêm tốt đẹp. Các ngài là ruộng phước điền tối thượng để tất cả chúng sinh gieo trồng phước đức để hoàn thiện chính mình.
Tu khó hay dễ?
Tuy nhiên, không vì thế mà người bố thí và cúng dường chỉ hướng đến những vị đạo cao đức trọng mà bỏ quên những người bất hạnh hoặc kẻ nghèo hèn thiếu thốn khó khăn. Chính sự phát tâm bố thí rộng rãi, tùy duyên không phân biệt, không cố chấp mới là người thật tâm bố thí nên hưởng quả báo an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Nhiều người vẫn thắc mắc về những hiện thực dường như nhân quả chẳng công bằng tí nào? Những kẻ bất nhân không đạo đức, làm ăn phi pháp, tham nhũng lường gạt tạo nhiều oan trái trong xã hội, nhưng vẫn sống giàu sang, có nhiều thế lực và tài sản lớn hơn người khác.
Chúng ta nên nhớ rằng, sự giàu sang ấy là dư báo những việc làm tốt của họ trong nhiều kiếp về trước, chứ không phải do làm ăn bất chính trong đời này mà có được. Nhân quả mang tính cách ba thời quá khứ hiện tại và vị lai. Đồng thời những người hiền lành, làm ăn lương thiện mà vẫn chịu sự bất hạnh hoặc nghèo đói, thiếu thốn khó khăn là do họ không biết bố thí và cúng dường chứ không phải vì họ sống lương thiện mà bị thua thiệt, đói nghèo.
Ngày xưa khi mẹ chúng tôi còn sống mỗi lần nấu cơm cho gia đình ăn, bà lấy một ít gạo bỏ vào cái hũ để ở góc bếp.Đi chợ về còn ít tiền lẻ, mẹ bỏ vào một cái hộp. Bà giải thích rằng, bớt đi một vài nắm gạo, bữa ăn của cả nhà cũng không đến nỗi thiếu, nhưng có cái để dành mà giúp cho những người cơ nhỡ, lỡ đường. Nếu không làm vậy, muốn giúp đỡ người cũng khó, vì nhiều khi muốn giúp lại không sẵn có gạo tiền.Mẹ tôi dạy rằng việc bỏ gạo vô hũ chính là tích âm đức, là làm phước. Mẹ còn dạy, khi đi ra đường nên mang theo ít tiền lẻ trong túi, để khi cần thiết có cơ hội giúp đỡ người khốn khó.
Chim ch*t vì ăn, không ăn sẽ ch*t đói cho nên nó dễ dàng bị con người tìm đủ mọi cách để bắt chúng. Con người cũng vậy, phải suốt ngày làm việc nhọc nhằn vất vả, chạy ngược chạy xuôi để kiếm ra đồng tiền mà nuôi sống bản thân và gia đình!
Trong mấy chục năm sống giữa đất trời, thử hỏi con người ta có bao nhiêu thời gian để sống cho được thoải mái đây? Sáu tuổi đã phải vào lớp học, cho đến khi khôn lớn trưởng thành lấy vợ hoặc lấy chồng, rồi sinh con đẻ cái để duy trì giống nòi nhân loại. Để duy trì mạng sống ta phải làm việc cho đến khi nào già bệnh ch*t mới thôi. Người có phước thì được hưởng chế độ lương hưu, kẻ thiếu phước thì chật vật, bươn chải kiếm sống trong khó khăn. Đời người, nếu sống như vậy có ý nghĩa gì?
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả, cho nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội.Nghèo khó, dễ đưa đẩy con người vào con đường xấu xa tội lỗi, vì sự thiếu thốn những nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày.
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ trước, cộng với hiện đời không biết siêng năng chịu khó học hỏi và làm việc tích cực.
Nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành để giúp người, cứu vật khi cần thiết, lại còn ăn chơi phóng túng sa đọa, không tin sâu nhân quả, nên thường xuyên làm các việc xấu ác là nguyên nhân dẫn đến phá sản. Dân gian nói “Bần cùng sanh đạo tặc” là câu tục ngữ luôn răn nhắc chúng ta phải cố gắng gieo trồng phước đức bằng cách làm lành tránh dữ, tích công bồi đức, nhờ vậy mà không bị rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó.
Nhưng trong nghiệp báo không chỉ có những điều riêng mỗi người gánh chịu hay còn gọi là biệt nghiệp, mà còn có cả một cộng đồng xã hội, hay một gia đình phải cùng nhau gánh chịu hậu quả tốt hay xấu gọi là cộng nghiệp. Có người cho rằng nghèo hay giàu cũng đều có những nỗi khổ riêng, chẳng ai có thể bình yên, hạnh phúc giữa cuộc đời này. Nếu như người giàu có, biết sống tốt và tin sâu nhân quả, thì họ sẽ không tự mãn mà còn tìm cách san sẻ, giúp đỡ người khác khi có nhân duyên.
Bố thí và cúng dường là pháp tu để phát triển lòng từ bi và gieo trồng phước báo trong hiện tại và mai sau. Đặc biệt là ai cũng thực hiện được pháp tu này. Nếu chúng ta không có tài sản để bố thí và cúng dường thì phát tâm tùy hỷ vui theo với người làm phước, người vui theo xả được tâm ganh ghét tật đố, người bố thí được giàu có.
Những nghề tạo nghiệp xấu nên tránh
Thường người nghèo ít học, thiếu hiểu biết nên dễ dàng làm những điều xằng bậy vì họ không tin nhân quả.Họ không hiểu tại sao người khác giàu còn mình lại nghèo. Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, hiếu dưỡng với cha mẹ hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn. Luận về nhân quả giàu nghèo đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không có gì bỗng dưng khi không, chúng ta lại nghèo.
Người nghèo khó hiểu biết quá nông cạn nên không biết quân bình tham muốn, cuộc sống cơ cực, vất vả quanh năm suốt tháng, nợ nần chồng chất, thiếu trước hụt sau, không có tiền để vui chơi giải trí, chỉ lấy việc chăn gối làm đầu nên họ thường đông con là vậy. Họ không biết cân nhắc và sắp xếp cách thức ổn định kinh tế gia đình từ buổi đầu.
Những người giàu có thường rất khôn ngoan, sáng suốt. Khi chưa thành tài họ luôn cố gắng vừa học vừa làm, chịu khó siêng năng, cần mẫn. Khi ổn định công ăn việc làm, đời sống kinh tế tương đối khá thì họ mới tính đến chuyện trăm năm, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái.
Người nghèo sẽ bố thí bằng lời nói an ủi động viên giúp đỡ người khác, thấy người bệnh thì mình thăm hỏi hoặc chăm sóc, nếu có thời gian thì đến chùa làm công quả, như vậy giàu nghèo gì ai cũng có thể bố thí được. Chúng ta có thể bố thí lời nói, bố thí tấm lòng hoặc tùy hỷ với việc làm tốt của người khác để tích lũy phước báo về sau.
Thích Đạt Ma Phổ Giác