Khoa học hôm nay

Lươn đục thủng cổ diệc để thoát ra ngoài, rắn moi ruột cóc để ăn và những điều khó tin trong thế giới động vật

Đây là những câu chuyện về thế giới động vật khiến các nhà khoa học kinh ngạc.

Thế giới động vậthoang dã luôn có những điều khiến con người phải ngạc nhiên. Dưới đây là 5 câu chuyện kỳ lạ đó:

1. Rắn chỉ ăn nội tạng cóc

Rắn Kukri châu Á sử dụng những chiếc răng như dao của mình để cắt vào các khoang bụng của cóc và nuốt chửng nội tạng của chúng, chỉ để lại một ít da bên ngoài. Những con rắn khác đôi khi dành hàng giờ chỉ để gặm nhấm nội tạng của cóc. Điều này khiến các nhàkhoa họckinh ngạc.

Động vật kinh dị: Lươn đục thủng cổ diệc, thoát ra ngoài; Rắn moi ruột cóc để ăn và còn hơn thế nữa - Ảnh 1.

Ảnh: Winai Suthanthangjai.

Thông thường, hàm của loài rắn có thể mở rộng để nuốt chửng cả con mồi, nhưng trường hợp của rắnKukri châu Á lại có chút khác biệt. Chúng chỉ ăn nội tạng cóc, thay vì nuốt cả con cóc. Tại sao lại vậy?

Cụ thể, các nhà khoa học đã bắt được loài rắn ăn cóc độc có tên là Duttaphrynus melanostictus, còn được gọi là cóc thường châu Á hay cóc đốm đen châu Á. Những con cóc tiết ra một chất độc màu trắng ngoài da của chúng, vì vậy các nhà khoa học nghi ngờ rằng rắn Kukri có thể đã áp dụng chiến lược "moi ruột" cóc để tránh ăn phải chất độc ở da của con mồi.

2. Cuộc đào thoát kinh dị của lươn

Một con diệc xanh đang bay trên bờ biển Delaware (Mỹ) thì đột nhiên, một con lươn Mỹ ngoi ra ra từ thân con chim đang bay.

Động vật kinh dị: Lươn đục thủng cổ diệc, thoát ra ngoài; Rắn moi ruột cóc để ăn và còn hơn thế nữa - Ảnh 2.

Ảnh: Sam Davis.

Trong những bức ảnh do Sam Davis, một kỹ sư đến từ bang Maryland (Mỹ) chụp, có thể thấy con lươn đang lủng lẳng trên thân con chim như một chiếc cà vạt mập. Có lẽ, sau khi bị diệc xanh nuốt chửng vào bụng, con lươn vẫn sống và bằng một cách thần kỳ nào đó, nó đã chọc thủng cổ con diệc và thoát ra ngoài.

Sau màn thoát thân kinh dị đó, con lươn có thể đã sống sót - nhưng chỉ khi nó rơi vào hoặc gần vùng nước đủ mặn.

Còn con diệc, sau khi bị thủng cổ, nó vẫn tiếp tục bay bất chấp vết thương đau đớn và cái bụng rỗng của mình.

3.Thú mỏ vịt phát sáng dưới tia UV

Khi các nhà khoa học đang nghiên cứu các mẫu thú mỏ vịt cổ, họ đã phát hiện ra một phát hiện đáng ngạc nhiên: dưới tia uv, những sinh vật màu nâu bình thường phát ra ánh sáng xanh lam-lục.

Ảnh: Internet.

Ngoài thú mỏ vịt, sóc bay và chuột túi là những loài động vật có vú duy nhất khác được biết đến có thể phát sáng huỳnh quang sinh học này.

Các nhà khoa học phát hiện ra sự phát sáng này sau khi nghiên cứu sóc bay tại bảo tàng field ở chicago, mỹ. nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết về màu lam-lục của thú mỏ vịt có thể làm giảm tầm nhìn của chúng đối với những kẻ săn mồi, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận lý thuyết đó.

4.Chuột dũi trụi lông sử dụng carbon dioxide

Chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) sống trong những hang đá dưới lòng đất với rất ít oxy, nhưng đó không phải là vấn đề đối với loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa này.

Ảnh: Roland Gockel.

Thay vì phụ thuộc vào oxy, chuột dũi trụi lông thực sự phụ thuộc nhiều hơn vào carbon dioxide. Do một đột biến gen, cho phép chuột dũi bảo tồn các kho năng lượng quý giá, và may mắn thay, hàm lượng carbon dioxide cao trong hang của chúng ngăn chặn hoạt động của não theo một cách khác, điều này thường cứu chuột chũi khỏi các cơn co giật.

Ngoài ra, loài động vật này nổi tiếng với tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cực thấp, giúp làm giảm quá trình ôxy hoá (quá trình phá huỷ tế bào), do đó, tuổi thọ của loài này rất cao. trung bình khoảng 26 năm.

5. Lần đầu tiên ghi hình gấu trúc tán tỉnh bạn tình

Sau ba năm theo dõi gấu trúc sống ở núi Qinling của Trung Quốc, các nhà làm phim đã bắt gặp hai con gấu đực đang tranh giành sự chú ý của một con cái.

Ảnh của Jacky Poon / Bản quyền Terra Mater Factual Studios và Mark Fletcher Productions.

Đây là lần đầu tiên hành vi tán tỉnh này được ghi lại trên phim, và nếu bạn mong đợi một điều gì đó dễ thương và âu yếm, bạn đã nhầm to. Hai con đực ngồi xổm dưới chân cây, đánh nhau và gầm lên trong khi con cái ngồi trên cành cây phía trên.

Con đực già hơn đã dành chiến thắng trong cuộc giao tranh ban đầu này nhưng khi con cái trèo xuống, nó lại bỏ đi. Cả hai con đực không bỏ cuộc, chúng tiếp tục thể hiện sức mạnh qua các cuộc đánh nhau trong vài tuần sau đó. Cuối cùng con đực trẻ hơn đã giành chiến thắng.

1

Theo Trang Ly/Gia đình & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/dong-vat-kinh-di-luon-duc-thung-co-diec-thoat-ra-ngoai-ran-moi-ruot-coc-de-an-va-con-hon-the-nua-162202912203003019.htm

Theo Trang Ly/Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/luon-duc-thung-co-diec-de-thoat-ra-ngoai-ran-moi-ruot-coc-de-an-va-nhung-dieu-kho-tin-trong-the-gioi-dong-vat/20201229104736716)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY