Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lưu ý khi ra ngoài đường trời nắng 40 độ

Dưới đây là những cách giúp bạn chống nóng hiệu quả trong những ngày hè này.

Ai dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng?

Lưu ý khi ra ngoài đường trời nắng 40 độ

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài ảnh hưởng tới hầu hết các vật thể sống. Làm thế nào để giữ cho bản thân, gia đình và vật nuôi của bạn an toàn, và chứng bệnh nào có thể gặp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đang bao phủ nhiều quốc gia trên thế giới?...

Những dấu hiệu của bệnh tật liên quan đến nhiệt: Khi tiếp xúc trong một thời gian dài với nhiệt độ cao sẽ dẫn đến kiệt sức vì nóng thường đi kèm với tình trạng mất nước. Nếu không điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến đến đột quỵ nhiệt, có thể gây ch*t người.

Trong những ngày trời nắng nóng, hãy thay đổi thói quen như tập thể dục trong nhà sẽ an toàn hơn khi tập thể dục ngoài trời. Sắp xếp làm các công việc phải làm ngoài trời vào sáng sớm hoặc buổi chiều muộn khi nhiệt độ ngoài trời mát mẻ hơn. Cần bổ sung nước hoặc biết những dấu hiệu của mất nước do nhiệt độ cao, điều có thể xảy ra khi tập luyện hay làm việc trong thời tiết nắng nóng.

Xem trẻ em dễ gặp phải các bệnh do nắng nóng, đặc biệt là mất nước khi chơi ngoài trời bởi trẻ thường không có ý thức bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, chỉ đến khi quá khát lại uống rất nhiều nước. Đó là nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ cao bị bệnh do nắng nóng hơn so với người lớn.

Vật nuôi cũng là một cơ thể sống, nên chúng cũng có thể bị mất nước, đột quỵ nhiệt hay bị cháy nắng, và bệnh do nhiệt ở vật nuôi dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số triệu chứng có thể gặp ở vật nuôi do nắng nóng là co giật hoặc thậm chí ch*t.

Bí quyết chống nóng

Bảo vệ cơ thể bằng cách mặc áo chống nắng

Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dài, dày thích hợp khi ra đường nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím.

Mặc chất vải mát để chống nắng

Hiện nay, đã có nhiều loại vải tốt hơn giúp chống nắng toàn bộ cơ thể. Phổ biến trong số đó là vải lanh, ưu điểm là mỏng hơn chất vải cũ, hạn chế được lượng ánh nắng hấp thụ vào quần áo và quan trọng là thông thoáng giúp cơ thể dễ chịu hơn. Nên mua những loại áo chống nắng có mũ, kèm khẩu trang. Như vậy sẽ giúp được ánh nắng không chui vào cơ thể.

Tránh hoạt động liên tục giữa 2 môi trường chênh lệch nhiệt độ

Các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn. Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng...

Dùng kem chống nắng

Bôi kem chống nắng kịp thời và đúng liều lượng (2 giờ/lần) sẽ làm da bạn luôn mềm mại và tươi tắn trong nắng hè. Tuy nhiên, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số cao sẽ được bảo vệ lâu và tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương.

Vì vậy, nên chọn sản phẩm có chỉ số SPF thích hợp, có thể chống tia UV. Đồng thời, tránh bôi lớp kem dày, kem thừa không thẩm thấu kịp sẽ gây dị ứng da.

Dùng xịt khoáng

Xịt khoáng được biết đến như một sản phẩm cấp nước cấp ẩm cho da vô cùng hiệu quả, giúp giảm tiết dầu hiệu quả,giữ lớp trang điểm lâu hơn.

Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, nếu làn da hay tinh thần của bạn có dấu hiệu mệt mỏi, dùng xịt khoáng sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái tinh thần và làn da trở nên tươi mát hơn.

Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải

Những loại đồ uống kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị, nước dừa giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên, tốt hơn nhiều so với những đồ uống nhân tạo và có đường như đồ uống thể thao.

Uống một cốc nước chanh với 1, 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng. Sữa bơ là một đồ uống tại nhà tuyệt vời khác giúp dịu mát cơ thể.

Để ý lượng mồ hôi

Cơ thể con người có cơ chế điều nhiệt tự nhiên giúp giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức tối ưu. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi để làm mát.

Nếu bạn không đổ mồ hôi, có thể là bạn đã gặp rắc rối ở đâu đó và đó có thể là dấu hiệu một cơn say nắng sắp xảy ra. Vì vậy hãy thận trọng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo và có biện pháp phòng ngừa ngay lập tức.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/luu-y-khi-ra-ngoai-duong-troi-nang-40-do-54296.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/luu-y-khi-ra-ngoai-duong-troi-nang-40-do/20210603090901080)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nắng nóng gay gắt khiến số trẻ đến khám tại BV Nhi Trung ương trong mấy ngày gần đây tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của BV tiếp nhận khoảng hơn 3.000 bệnh nhi đến khám....
  • Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt mùa hè có thể dễ gây sốc nhiệt. Các triệu chứng: tăng nhiệt độ cơ thể tới 39-40 độ, mạch nhanh và yếu, thở nhanh và nông.
  • Mùa hè sắp đến, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tự bảo vệ khỏi sốc nhiệt, hoặc lả nhiệt do nắng nóng.
  • Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức, thường trên 40 độ, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến con người không kịp thích nghi gây ra tình trạng sốc, chúng ta thường gọi là say nắng.
  • Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng dữ dội mà vợ chồng tôi do công việc phải thường xuyên làm ngoài trời.
  • Thời tiết của Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ ở mức cao, nhiều nơi vượt ngưỡng 39 độ C. Với những người phải đi ra nắng rất dễ bị sốc nhiệt (say nắng, say nóng). Nếu gặp một người bị say nắng, hãy đưa họ vào nơi râm mát hoặc có điều hòa, phủ khăn ẩm hay vẩy nước mát lên người họ.
  • Nếu gặp một người bị say nắng, hãy đưa họ vào nơi râm mát hoặc có điều hòa, phủ khăn ẩm hay vẩy nước mát lên người họ.
  • Sốc nhiệt hay say nóng, heat stroke, là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường 40 độ, cùng với những biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút, vân vân.
  • Sốc nhiệt do nắng nóng là hiện tượng thường gặp nếu như cơ thể lao động, tập luyện dưới thời tiết có nhiệt độ trên 39 độ C mà không cung cấp đủ nước để bù lại mồ hôi đã toát ra.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY