Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lý do bạn bị đau bụng khi mang thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu, kéo giãn tử cung... là dấu hiệu bạn cần chú ý khi đau bụng trong thời kỳ mang thai.

Nhiễm trùng tiết niệu

Bạn cần thận trọng với cơn đau bụng thời kỳ mang thai. nguồn ảnh: internet

Phụ nữ mang thai có khả năng miễn dịch thấp và dễ bị nhiễm trùng tiết niệu. nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến bàng quang, có thể gây ra những cơn đau quặn. nhiễm trùng tiết niệu cần được điều trị sớm nhất để tránh những biến chứng khi mang thai.

Kéo giãn tử cung

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng khi mang thai là kéo giãn tử cung. tử cung luôn phải căng ra để có đủ không gian cho thai nhi phát triển. cơn đau này thường xuất hiện sau bảy tháng, khi thai nhi bắt đầu phát triển về kích thước.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai nhi không làm tổ trong tử cung mà ở các vị trí bên ngoài như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng. tình trạng này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp vì nó có thể dẫn đến sảy thai và nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. mang thai ngoài tử cung sẽ gây ra những cơn đau nhói. điều này có thể không xảy ra trong vòng 4 đến 6 tuần đầu của thai kỳ. nhưng sau đó, cơn đau tăng lên mỗi ngày và thậm chí có thể làm vỡ ống dẫn trứng.

Thai làm tổ trong buồng tử cung

Thời gian đầu của quá trình mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung khiến mẹ có dấu hiệu đau bụng hơi nhói. hoặc đau râm khó chịu. tuy nhiên hiện tượng này là bình thường ở nhiều thai phụ và sẽ mất đi trong khoảng ít ngày sau đó.

Thai nhi đạp trong bụng mẹ

Phần lớn các chị em mang thai sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. đây là một hiện tượng rất bình thường minh chứng cho thấy em bé đang phát triển rất tốt.

Vậy nhưng đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh hơn, thành bụng của mẹ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Khi đó, cảm giác đau vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ rệt nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và dần dần biến mất.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Sốt hoặc ớn lạnh;

Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng).

Đau đầu dữ dội.

Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời).

Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu.

Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu.

Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non).

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/ly-do-ban-bi-dau-bung-khi-mang-thai-60703.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ly-do-ban-bi-dau-bung-khi-mang-thai/20211229093417936)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY