Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo hồi tháng 12/2021 đã khẳng định điều này, căn cứ từ dữ liệu báo cáo thực tế cho thấy biến thể Omicron có tải lượng virus cao và điều này đồng nghĩa người nhiễm biến thể này cũng sẽ dễ lây nhiễm cho người khác hơn người mắc Delta.
Hình ảnh thể hiện các đột biến của biến thể Omicron (phải) và Delta (trái) do các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Bambino Gesu ở Rome (Italy) công bố. Ảnh: AFP/TTXVN
Củng cố cho những đánh giá trên, Tiến sĩ Harish Chafle - Chuyên gia tư vấn cấp cao thuộc bộ phận Kỹ thuật mạch máu và chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Toàn cầu ở Parel, Mumbai cũng đưa ra luận điểm khoa học lý giải đặc tính dễ lây nhiễm của Omicron. Tiến sĩ Chafle cho biết Omicron có khả năng gây lây nhiễm nhanh gấp 7 lần ở đường hô hấp trên so với các biến thể khác của SARS-CoV-2. Theo ông, Omicron có xu hướng "trú" tại hệ hô hấp trên, hơn là phổi. Do đó, Omicron dễ lây nhiễm, song lại ít gây biến chứng nặng hơn so với các biến thể khác.
Lý giải cụ thể bằng khoa học, Tiến sĩ Trupti Gilada, Bác sĩ Tư vấn về Bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Masina, Mumbai cho rằng Omicron có hơn 50 đột biến không mã hóa và 32 đột biến trong số đó tập trung ở protein gai S. Những đột biến này là yếu tố làm tăng khả năng lây nhiễm do sự giống nhau gia tăng giữa protein S với thụ thể ACE2, cũng như tăng khả năng của virus xâm nhập vào tế bào.
Do khả năng lây lan nhanh và mạnh, Omicron đang dần chiếm số đông các ca nhiễm mới tại nhiều nước, thay thể Delta trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo. Theo WHO, tính đến nay, Omicron đã xuất hiện tại 149 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chủ đề liên quan:
biến thể mới Omicron đặc tính dễ lây nhiễm của biến thể Omicron siêu biến thể Omicron