Tuy vậy, vẫn chưa rõ biến thể Omicron ảnh hưởng như thế nào đến những người đã được tiêm trung bình 2 liều vaccine ngừa Covid-19.
Tất cả các loại vaccine hiện có ở Anh đều hoạt động bằng cách giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và chống lại protein gai của virus – bộ phận chính mà virus sử dụng để xâm nhập tế bào con người. Omicron có hơn 30 đột biến trong protein gai, trong đó có 10 đột biến ở bộ phận gọi là “vùng liên kết thụ thể” (RBD) - vùng này giúp virus liên kết với thụ thể ACE2 của tế bào người và vùng tận cùng N (NTD). Còn Delta có hai đột biến trên RBD.
Ảnh minh họa: BBC
Bất chấp sự biến đổi của virus, sẽ vẫn có những khu vực mà kháng thể và tế bào T (một dạng tế bào miễn dịch, có nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện và tiêu diệt các tế bào mầm bệnh hoặc nhiễm bệnh), được phát triển sau khi tiêm phòng hoặc sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, hoạt động để chống lại mầm bệnh.
Danny Altmann, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial College London cho biết: “Theo một số thông tin mà chúng tôi ghi nhận được từ Nam Phi, biến thể Omicron không quá nghiêm trọng và hầu hết những người phải đến bệnh viện điều trị là những người chưa được tiêm phòng và như vậy, vaccine ngừa Covid-19 dường như vẫn hiệu quả”.
Tế bào T sẽ nhận biết và tấn công các tế bào nhiễm virus, đồng thời hướng dẫn tế bào B sản sinh kháng thể để chống lại nguy cơ mà chúng đang phải đối mặt. Chuyên gia Danny Altmann lưu ý: “Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng tế bào T có thể nhận ra sự khác biệt giữa các biến thể và tạo ra hàng rào ngăn cản virus, vì thế có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ”.
Câu hỏi đặt ra là khả năng bảo vệ sẽ mạnh mẽ đến đâu? Tất cả những người đã được tiêm 2 mũi đều có thể bị nhiễm biến thể Delta, mặc dù khả năng này thấp hơn khoảng 3 lần so với những người chưa được tiêm phòng. Quan trọng hơn, những người đã tiêm có nguy cơ T* vong thấp hơn 9 lần nếu họ bị mắc bệnh.
Giáo sư Paul Morgan, nhà miễn dịch học tại Đại học Cardiff cho biết: “Tôi nghĩ rằng việc suy giảm khả năng miễn dịch thay vì mất hoàn toàn khả năng miễn dịch là điều có thể xảy ra”.
Ông nhấn mạnh: “Mặc dù một số kháng thể và tế bào T được tạo ra để chống lại biến thể cũ của virus sẽ không có hiệu quả với biến thể mới, nhưng chắc chắn vẫn có những kháng thể khác phát huy tác dụng. Do vậy, việc tăng cường sự bảo vệ bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận với mũi vaccine thứ 3 là một ý tưởng hay. Nếu một nửa hoặc 2/3 hệ thống miễn dịch không đạt hiệu quả và bạn chỉ còn một nửa còn lại, thì việc tiêm mũi bổ sung là điều cần thiết”, chuyên gia này nhấn mạnh.
David Matthews, giáo sư virus học tại Đại học Bristol nhận xét rằng, đối với những người đã được tiêm 2 mũi vaccine và từng bị nhiễm biến thể Delta nhưng đã hồi phục thì khả năng hình thành phản ứng miễn dịch hiệu quả chống lại các biến thể mới sẽ rất cao.
“Một khi cơ thể quen với việc chiến đấu với cả chủng virus cũ và chủng virus mới, thì phản ứng của tế bào T sẽ rất rộng. Nó không chỉ chống lại được các protein gai ban đầu mà còn đối phó được với những protein gai đột biến của virus. Điều đó vô cùng hữu ích”.
Hiện giờ, lo lắng lớn nhất là đối với những người chưa được tiêm phòng. “Nếu Omicron có khả năng lây lan mạnh mẽ hơn biến thể Delta, thì nó sẽ dễ dàng tìm đến những người chưa được tiêm chủng và khiến họ phải nhập viện. Điều này chắc chắn sẽ gây áp lực đối với hệ thống y tế. Khi các bệnh viện quá tải, tất yếu các quốc gia sẽ phải thực hiện biện pháp tái phong tỏa”, chuyên gia Matthews đánh giá.
Trước hết, vẫn chưa rõ là biến thể Omicron sẽ hoạt động như thế nào trong nhóm dân số được tiêm chủng cao, chẳng hạn như ở Vương quốc Anh. Tiến sỹ Peter English, chuyên về lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm cho biết: “Nhiều khả năng những người đã được tiêm 2 hoặc 3 liều vaccine sẽ có sự bảo vệ tốt hơn trước biến thể Omicron. Hoặc cũng có thể các loại vaccine hiện có không hiệu quả khi chống lại nó. Chúng ta vẫn chưa có đủ thông tin để đánh giá”.
Một yếu tố khác cũng có thể cản trở hoạt động của Omicron là Thu*c kháng virus, chẳng hạn như Molnupiravir. Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) của Anh cho biết, gần nửa triệu liều Thu*c kháng virus sẽ được bàn giao trong tháng 11 tại quốc gia này, ưu tiên cho những bệnh nhân cao tuổi mắc Covid-19 và những người đặc biệt dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người có hệ miễn dịch yếu. Loại Thu*c này đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng trong giai đoạn đầu mắc Covid-19, vì thế Cơ quan Quản lý Thu*c và các sản phẩm y tế của Anh (MHRA) khuyến cáo người bệnh sử dụng ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính và trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Bên cạnh đó, các liệu pháp điều trị hiện hành chẳng hạn như sử dụng Thu*c chống viêm dexamethasone cũng có khả năng chống lại biến thể Omicron vì nó nhắm vào phản ứng của cơ thể đối với virus, chứ không phải bản thân virus này.
Cuối cùng, các nhà sản xuất vaccine có thể thay đổi vaccine hiện có để đối phó với biến thể Omicron nếu biến thể này thực sự tránh được các phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra ở một mức độ đáng kể.
Tiến sỹ Peter English cho biết: “Vaccine sử dụng công nghệ mRNA và công nghệ vector cho phép thực hiện những thay đổi nhanh chóng đối với các kháng nguyên được sử dụng. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể nhanh chóng điều chế ra loại vaccine có kháng nguyên phù hợp với biến thể mới”.
Chuyên gia Peter English cho rằng, biến thể Omicron đã tạo ra rào cản lớn trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, nhưng theo những dữ liệu mà chúng ta có được cho đến thời điểm hiện tại, có vẻ như nó sẽ không khiến thế giới quay trở lại giai đoạn cao trào của dịch bệnh từng diễn ra vào năm 2020. Chuyên gia nhấn mạnh, khả năng chống lại các biến thể mới của virus sẽ gia tăng khi ngày càng có nhiều người được tiêm phòng và được tiếp cận với liều thứ 3./.
Chủ đề liên quan:
biến chủng Omicron biến thể SARS-CoV-2 Biến thể SARS-COV-2 ở Nam Phi siêu biến thể Omicron siêu biến thể Omicron