Theo TS. BS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, trước tiên cần khẳng định luôn, cho tới thời điểm này, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh việc kết hợp thực phẩm này với thực phẩm kia (thực phẩm không có độc tố với nhau) sẽ dẫn tới T* vong.
TS. Trương Hồng Sơn lấy ví dụ, lâu nay thông tin về việc kỵ ăn mật ong với sữa đậu nành hoặc mật ong cùng với các chất có canxi, mật ong với mật mía... sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng có thể dẫn đến T* vong được nhiều người truyền tai nhau. Nhưng sự thực là mật mía kết hợp với mật ong không thể gây ra T* vong. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể ảnh hưởng tới các vấn đề về hấp thu dinh dưỡng hoặc vấn đề về tiêu hóa.
Dưới đây là thông tin về một số thực phẩm nên và không nên kết hợp cùng nhau mà TS. BS Trương Hồng Sơn chia sẻ:
Kết hợp sữa đậu nành và mật ong sẽ dẫn tới đầy bụng, tiêu hóa kém.
Kết hợp sữa đậu nành và mật ong sẽ dẫn tới đầy bụng, tiêu hóa kém.
Sữa bò không nên uống gần quá với các loại thực phẩm có nhiều axit. Nếu mẹ vừa cho con uống sữa bò xong thì không được cho uống nước chanh liền sau đó. Vì trong sữa bò có lượng cazeine chiếm tới 80% khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo ra hiện tượng kết tủa. Và khi kết tủa lâu ngày như vậy sẽ khiến cho trẻ em biếng ăn, đầy bụng, khó chịu, khó tiêu.
Gan và giá đỗ không nên xào cùng nhau vì như vậy sẽ làm giảm lượng vitamin C hấp thụ vào cơ thể.
Trong gan động vật, lượng đồng oxi hóa khá cao nên sẽ ức chế làm oxi hóa các vi chất trong giá đỗ đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, vitamin C có rất nhiều trong các dạng thực phẩm khác. Nếu chỉ vì nghĩ giá đỗ xào cùng gan sẽ làm lượng vitamin C hấp thụ vào cơ thể mà lại bỏ món ăn này thì cũng không nên. Bạn chỉ không nên ăn món này thường xuyên còn thỉnh thoảng ăn gan xào giá đỗ không sao.
Giá đỗ khi xào cùng gan động vật sẽ làm giảm lượng vitamin C hấp thụ vào cơ thể nhưng không gây độc như tin đồn.
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón.
Trong bữa ăn, nếu như có sử dụng khoai lang làm món ăn, thì tốt nhất bạn không nên sử dụng hồng để làm món tráng miệng. Vì tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất tanin (có vị chát) trong quả hồng, gây viêm loét.
Trong tôm có lượng canxi cao (nhất là tôm để nguyên vỏ) nên sẽ làm giảm sự hấp thu sắt của thịt bò khi ăn cùng.
Một số thực phẩm kết hợp với nhau dẫn tới sự giảm hấp thu dưỡng chất có trong thực phẩm, ví dụ các thực phẩm dưới đây:
Không nên ăn lẩu tôm với thịt bò bởi trong thịt bò có sắt. Sắt khi hấp thụ với một tỷ lệ trung bình trong thức ăn động vật khoảng 15% nhưng trong tôm lại có lượng canxi cao (nhất là tôm để nguyên vỏ) nên sẽ làm giảm sự hấp thu sắt trong thịt bò xuống chỉ còn khoảng 5%.
TS.BS Trương Hồng Sơn
Khi kết hợp các loại thực phẩm không độc với nhau sẽ không dẫn tới T* vong như đồn đoán nhưng có thể dẫn tới một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa hoặc làm giảm đi các dưỡng chất có trong thực phẩm. Mỗi người một thể trạng khác nhau, quan trọng là bạn vừa ăn và vừa biết lắng nghe cơ thể mình.
Khi kết hợp giấm và thịt dê sẽ làm giảm thành phần dinh dưỡng trong thịt dê.
Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ này khi ăn chung, acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Điều này khiến món ăn của bạn mất đi giá trị dinh dưỡng.
Thịt bò chứa nhiều đạm nhưng hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Trứng rất giàu protein. Tuy nhiên, khác với các loại sữa thông thường, sữa đậu nành có khả năng ức chế hoạt động của enzyme protease. Enzyme này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn. Sữa đậu nành khi ăn cùng trứng sẽ làm cơ thể bạn không hấp thu được toàn bộ số protein của trứng.
Khi trộn dầu cùng các loại rau củ sẽ làm tăng khả năng hấp thụ vitamin
Có những thực phẩm không nên kết hợp với nhau bởi sẽ làm giảm sự hấp thu các chất có trong thực phẩm. tuy nhiên cũng có nhiều loại thực phẩm kết hợp với nhau rất phù hợp, làm tăng giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Món sa lát khi trộn nhiều loại rau củ với nhau và thêm một chút dầu sẽ rất tốt bởi rau củ có rất nhiều vitamin, đặc biệt các loại vitamin này lại tan trong dầu. Như vậy, khi trộn dầu cùng các loại rau củ sẽ làm tăng khả năng hấp thụ vitamin lên và các vitamin này lại có vai trò trong việc hấp thụ khoáng chất.
Ví dụ như thời điểm này, do dịch bệnh, mọi người hạn chế ra ngoài hơn nên vitamin D ở trẻ em và người già sẽ bị giảm sút nên khi chúng ta tăng thêm lượng hoa quả, thêm một chút dầu thì lượng vitamin D sẽ tăng lên. Khi vitamin D đã tăng lên thì sẽ tăng cường hấp thụ canxi. Như vậy sẽ tạo ra một chuỗi móc xích kết nối. Sự kết hợp này sẽ tạo cơ hội cho sự hấp thụ vitamin.
Để có thể hấp thụ đủ lượng canxi, vitamin D là chìa khóa quan trọng. Vitamin D giúp hấp thụ canxi vào máu và giữ ổn định lượng canxi trong máu. Kết hợp cá hồi và rau cải xanh giàu canxi tốt cho xương.
Chất piperine trong hạt tiêu đen giúp ích cho khá nhiều thực phẩm khi kết hợp. Nghệ có chất chống oxy hóa mạnh là curcumin chống sưng viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Curcumin bị chuyển hóa nhanh chóng trước khi được hấp thụ hoàn toàn. Nếu kết hợp nghệ và tiêu đen sẽ tăng tác dụng của curcumin lên nhiều lần.
Giống như các loại đậu, chất sắt và kẽm trong ngũ cốc nguyên hạt có khả năng sinh dụng thấp – có nghĩa là chúng chuyển hóa nhanh hơn khả năng hấp thu của cơ thể.
Phần vỏ của các loại ngũ cốc dồi dào chất khoáng, khiến chúng càng khó hấp thụ. Nhưng những thực phẩm giàu lưu huỳnh như hành tây, tỏi có thể giúp ngũ cốc có độ dinh dưỡng cao hơn. Một nghiên cứu cho thấy, dùng hành tây, tỏi chung với các bữa cơm gạo tăng khả năng hấp thụ chất sắt và kẽm.
Cải xoăn rất giàu vitamin K và còn dồi dào vitamin E là chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống ung thư, bệnh tim mạch. Nhưng vitamin E được chất béo hòa tan nên bạn cần nguồn dinh dưỡng giàu chất béo để tăng cường khả năng hấp thụ. Hạnh nhân là sự kết hợp rất tốt và hạt này chứa nhiều chất béo đơn không hòa tan.
Như vậy, theo TS. BS Trương Hồng Sơn, khi ăn uống chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề kết hợp thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày như thế nào một cách đơn giản nhưng khoa học. Quan trọng là ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lựa chọn thực phẩm an toàn và bạn biết lắng nghe cơ thể của mình, chọn cho mình những món ăn hợp khẩu vị, khi ăn xong thấy cơ thể nhẹ nhàng khỏe khoắn.
Chủ đề liên quan:
BỆNH TỪ BẾP loại thực phẩm không nên kết hợp với nhau Sữa đậu nành với mật ong thực phẩm không nên kết hợp