Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Mắc bệnh chàm, vì sao?

Con tôi gần đây bị rất nhiều mụn nước ở tay chân và kêu ngứa.

Tôi đã cho cháu dùng Thu*c nhưng không đỡ. Có phải cháu bị bệnh chàm? Nguyên nhân bệnh là gì thưa bác sĩ?

       (Hoàng Thanh Thủy - Hải Dương)

Trả lời:

Triệu chứng dễ thấy và điển hình nhất khi bị chàm là người bệnh thấy ngứa, xuất hiện mụn nước, bệnh tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hoặc tái phát.

Trong giai đoạn cấp tính, chàm đặc trưng bởi hồng ban, phù, xuất tiết thanh dịch giữa các tế bào thượng bì và thâm nhiễm viêm ở lớp bì, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy.

Giai đoạn mạn tính có hiện tượng lichen hoá hoặc dày sừng hoặc cả hai, bong da, tăng hoặc giảm sắc tố hoặc cả hai.

Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh biểu hiện ban đầu là da khô, tróc vảy nhẹ và đôi  khi có dày sừng lỗ chân lông, sau đó xuất hiện các mụn nước li ti. Kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi to bằng bọng nước. Mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc.

Trên một mảng chàm, do có nhiều đợt liên tiếp, mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau. Khi bệnh nhân gãi nhiều, mụn nước có thể bị vỡ dập, chảy nước vàng.

Tổn thương thường  xuất hiện ở các nếp gấp của tứ chi. Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh dùng các Thu*c hay gây phản ứng phụ, dùng mỹ phẩm, nước hoa, Thu*c nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng…
AloBacsi.vn
Theo BS Vũ Thu Dung - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mac-benh-cham-vi-sao-n21499.html)

Tin cùng nội dung

  • Chàm là một bệnh da thường gặp với biểu hiện lâm sàng là các tổn thương da đa dạng, có xu hướng xuất tiết, phân bố đối xứng,
  • Viêm da cơ địa dị ứng (chàm), là bệnh viêm da mạn tính gây ngứa nhiều, thường tái phát và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Chăm sóc viêm da dị ứng hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm ngứa, chống bội nhiễm vi khuẩn bằng cách kết hợp các loại Thu*c kháng histamine, kháng sinh, steroide dùng tại chỗ và Thu*c điều hòa miễn dịch.
  • Bạn có thể điều trị bệnh chàm tại nhà với những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên như dầu dừa, lô hội, nghệ, hay muối.
  • Đối với người mắc bệnh chàm, (còn gọi là eczema, viêm da cơ địa), tình trạng ngứa không chỉ dừng lại ở việc khó chịu, mà còn có thể là cảm giác đau đớn. Vì thế, việc tìm kiếm biện pháp làm dịu nhẹ cơn ngứa do bệnh này, là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo 4 cách sau đây:
  • Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên.
  • Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi thời tiết se se lạnh mặt cháu hay bị nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Cháu hiện nay 17 tuổi, từ khi lên 9, cháu đã bị chàm ở má. Cháu đã đi khám bệnh, dùng Thu*c nhiều đợt nhưng vết chàm của cháu ngày càng lan rộng.
  • Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam chiếm 25% các bệnh ngoài da và là lý do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY