Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Mách bạn 14 mẹo bảo quản thực phẩm trong nhà lâu hơn, chỉ vài bước đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

14 mẹo đơn giản này sẽ giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều đấy!

Chắc hẳn ai cũng đã từng phải trải qua trường hợp mua rất nhiều thực phẩm để rồi sau một thời gian đành ngậm ngùi bỏ hết vì không thể dùng hết. Vậy thì 14 mẹo vặt tưởng như đơn giản này sẽ giúp bạn thật lâu, không phải phiền não vì đã "lỡ" mua quá nhiều đồ nữa.

1. Để các loại rau tươi như bạc hà, ngò và rau thơm trong bình nước như những lọ hoa thì sẽ giữ được độ tươi lâu hơn.

2. Cho rau đã thái nhuyễn vào khay đá cùng với nước ấm rồi để vào ngăn đông lạnh.

3. Không để táo chung với các loại hoa quả khác vì táo có chứa ethylene, sẽ làm chúng chín nhanh hơn.

4. Giúp trái cây tươi lâu hơn bằng cách bỏ chúng vào hộp có lỗ thoáng khí rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

5. Bảo quản các loại hoa quả mọng nước vào tủ lạnh khi chúng vừa chín tới, tránh trường hợp bị khô do để lâu ngày.

6. Đập trứng vào khay đá và bảo quản ở ngăn đông lạnh thì có thể bảo quản được đến tận 1 năm.

7. Để nguyên rễ của hành lá vào trong lọ nước sẽ giữ chúng tươi lâu hơn cả khi ở trong tủ lạnh nhưng nếu để quá lâu thì chúng sẽ mọc dài ra thêm đấy!

8. Cho sữa vào ngăn đông lạnh có thể bảo quản sữa khá lâu nếu bạn sợ sẽ không dùng kịp trước khi hết hạn sử dụng.

9. Đựng những thực phẩm khô như ngũ cốc, yến mạch, gạo trong hộp kín và để ở nơi thoáng mát.

10. Không cho bánh mì vào tủ lạnh vì độ ẩm sẽ càng làm bánh mì bị mốc nhanh hơn.

11. Bảo quản các loại bơ đậu phộng, bơ hạt trong tủ lạnh thay vì để ở ngoài để chúng không bị tách dầu.

12. Thời gian bảo quản các loại hạt trong ngăn mát tủ lạnh là tối đa 6 tháng và 1 năm với ngăn đông lạnh.

13. Mayonnaise, mù tạt, sốt cà chua và cả nước tương nên được để trong tủ lạnh sẽ tốt hơn khi để ở ngoài.

14. Dầu ô liu không nên để ở nơi quá nóng (bên cạnh bếp) và quá lạnh (trong tủ lạnh) thì sẽ giữ nguyên được chất lượng.

Nguồn: Buzzfeed

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/mach-ban-14-meo-bao-quan-thuc-pham-trong-nha-lau-hon-chi-vai-buoc-don-gian-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-20200326162419783.chn)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY