Cho con bú là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng nếu bạn nghĩ là đến thời điểm thích hợp để cai sữa cho bé, thì bạn nên ngừng cho bé bú. Và nếu bạn đang ở trong giai đoạn cai sữa cho con thì bạn cần nhận được sự hỗ trợ và những thông tin cần thiết.
Thời điểm tốt nhất để cai sữa cho bé?Hãy cho bé bú hoàn toàn bằng
sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Đó sẽ là món quà lớn nhất mà bạn dành cho bé. Sau 6 tháng đầu, bạn nên chuyển dần sang việc cho bé ăn dặm cho tới khi bé được 1 tuổi.Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khi đủ 1 tuổi thì bé không được bú mẹ nữa. Nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé bú đến khi nào bạn muốn, miễn là cả 2 mẹ con đều cảm thấy thoải mái.Và nếu bạn muốn
cai sữa cho bé sớm trước khi bé tròn 1 tuổi, thì cũng không gây hại gì cả. Nhưng luôn cẩn trọng để đảm bảo rằng bé của bạn được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để phát triển sau khi
cai sữa.
Các lý do để cai sữaCách dễ nhất để
cai sữa cho bé là đợi cho đến khi bé sẵn sàng. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần phải
cai sữa cho bé sớm hơn, chẳng hạn như bạn có một số lý do dưới đây:
cai sữa cho bé như thế nào?Nếu bạn cần phải
cai sữa cho bé, vì bất cứ lý do gì, thì dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn
cai sữa cho bé một cách dễ dàng và đơn giản:
cai sữa ngay lập tứcNếu bạn cần phải cho bé
cai sữa ngay lập tức, bạn có thể làm theo những bước sau:
cai sữa từ từNếu bạn không vội và muốn
cai sữa cho bé một cách từ từ, bạn có thể làm theo những cách dưới đây:
Dưới đây là một số điều quan trọng cần ghi nhớ khi bạn cho bé cai sữa:Không nên hạn chế hoàn toàn việc bú mẹ của bé. Nếu bé muốn bú mẹ, hãy cho bé bú nhưng trong khi đó, hãy làm bé mất tập trung bằng việc chơi trò chơi, một món đồ ăn khác…
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Khi bé bú mẹ, bạn có thể đảm bảo được rằng bé được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng khi
cai sữa, bạn sẽ phải vất vả hơn để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Nếu bé chưa đủ 1 tuổi và bạn muốn
cai sữa cho bé, hãy nhớ cho bé uống các loại sữa công thức được bổ sung sắt.
Hãy kiên nhẫn. Đây chính là chìa khóa khi
cai sữa. Kể cả khi bạn muốn
cai sữa cho bé ngay lập tức, cũng sẽ cần vài ngày. Do vậy, bạn không nên “đốt cháy giai đoạn” vì việc này sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn, gây ảnh hưởng xấu đến cả 2 mẹ con.
Chuẩn bị kỹ càng. Trước khi
cai sữa, hãy chuẩn bị tất cả những gì mà bạn cần, bao gồm sữa công thức, bình/cốc sữa, dụng cụ vệ sinh bình sữa…
Trao đổi với bác sỹ. Hãy trao đổi với bac sỹ trước khi bạn quyết định cho bé
cai sữa. Mặc dù
cai sữa là quyết định cá nhân, nhưng bạn vẫn nên trao đổi với chuyên gia để đảm bảo rằng việc
cai sữa không gây ảnh hưởng đến em bé.
Tránh xoa bóp. Bạn nên tránh ma sát hoặc xoa bóp núm vú để tránh kích thích nguồn sữa.
Tránh ngủ chung. Nếu trước đây bé ngủ chung giường với bố mẹ, thì khi bắt đầu
cai sữa chính là thời điểm mà bé có thể ngủ riêng (riêng giường hoặc thậm chí là riêng phòng).
Xin nghỉ làm. Khi bạn đang
cai sữa cho bé, bạn nên chuẩn bị tinh thần sẽ nghỉ làm trong một vài ngày.
cai sữa có thể sẽ khiến bị căng tức vú, khiến vú bạn bị cứng như đá và rất đau. Trong trường hợp này, bạn cần được nghỉ ngơi.
Chú ý đến cảm xúc của bản thân. Nếu bạn
cai sữa, hormone trong cơ thể sẽ tăng cao, khiến bạn nhạy cảm hơn. Do vậy, hãy để ý đến cảm xúc của bản thân mình.
Nhờ chồng giúp đỡ. Bạn có thể nhờ chồng trông con khi đến cữ bú của bé. Việc này không chỉ làm bé quên đi việc bú mẹ mà còn giúp kết nối 2 bố con. Bạn cũng có thể nhờ chồng pha sữa và cho bé ăn giúp bạn.
Chuẩn bị sẵn sàng vì bé sẽ rất quấy khóc trong giai đoạn này.
Thực hiện nghiêm ngặt thời gian biểu. Em bé sống rất đúng với thời gian biểu, mà bạn lại vừa tạo ra một thay đổi lớn trong thời gian biểu của bé, do vậy, hãy cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu này.
Ngủ khi bạn có thể. Em bé có thể sẽ rất quấy khóc, cả ban ngày và ban đêm vì phải
cai sữa. Do vậy, hãy tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bạn có thể.
Mụn sẽ mọc trở lại. Khi
cai sữa, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể sẽ khiến mụn mọc trở lại ở một số phụ nữ. Và, đừng hoảng hốt vì tình trạng đó sẽ qua nhanh thôi.
Ths.BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Y học Việt Nam