Bài thuốc dân gian hôm nay

Mai mực: giảm đau, cầm máu

Ô tặc cốt là vị Thu*c trong y học cổ truyền từ mai con mực.
Ô tặc cốt là vị Thu*c trong y học cổ truyền từ mai con mực. Sau khi bắt mực về, mổ lấy thịt, giữ lại mai, rửa sạch chất muối, bỏ vỏ cứng, phơi khô, xay thành bột mịn. Dược liệu ô tặc cốt vị mặn, chát, tính ấm, không độc vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng giảm đau, thông huyết mạch, khử hàn thấp. Dùng chữa thổ huyết, bệnh đường tiêu hóa, đại trường hạ huyết, phụ nữ băng huyết, xích bạch đới, kinh bế… Dùng ngoài rắc lên vết thương để cầm máu, sát khuẩn, chống viêm.

Trị ho ra máu: ô tặc cốt 20g, cỏ nhọ nồi 30g, cỏ tháp bút 100g. Cỏ nhọ nồi sao cháy cùng cỏ tháp bút sắc lấy 250ml nước. Cho ô tặc cốt vào nước Thu*c, quấy đều chia 3 phần uống trong ngày.

Trị xuất huyết đường tiêu hóa: ô tặc cốt, bạch cập (xay thành bột mịn). Hai vị trộn đều. Ngày uống 2 lần với nước sôi, mỗi lần 4-6g. Uống trong 7-10 ngày là một liệu trình. Nghỉ vài ngày lại uống tiếp 1 liệu trình mới.

Trị hen suyễn: mai mực rửa sạch, nướng vàng, tán bột mịn. Người lớn uống 8g, chia 2 lần. Trẻ em ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g.

Trị loét dạ dày - hành tá tràng: ô tặc cốt hòa nước đường uống, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3g.

Trẻ em chậm lớn: ô tặc cốt ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g. Dùng 7 - 10 ngày là 1 liệu trình,  nghỉ vài ngày, sau lại dùng tiếp 1 liệu trình mới nếu cần thiết.

Trị viêm dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: ô tặc cốt 20g, cam thảo 12g, thổ bối mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn.

Trị đại tiện ra máu: ô tặc cốt 30g, cỏ tháp bút 100g. Cỏ tháp bút sắc lấy 150ml nước, bỏ bã, cho ô tặc cốt vào quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 5 - 7 ngày.

Hoặc: ô tặc cốt 4 - 6g hòa với nước cháo đặc, ngày uống 2 lần. 7 - 10 ngày là 1 liệu trình, cần dùng 2 - 3 liệu trình.

Trị băng huyết: ô tặc cốt 10g, sinh địa 30g. Sinh địa sắc lấy 200ml nước Thu*c đặc. Cho ô tặc cốt vào nước Thu*c quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 - 5 ngày.

Trị bạch đới: ô tặc cốt 18g, bối mẫu (sấy khô, tán bột) 6g. Trộn đều 2 vị, chia 3 lần uống trong ngày với nước nóng.

Thu*c dùng ngoài:

Trị vết thương lở loét: nước chè xanh đặc rửa sạch vết thương, sau đó lấy ô tặc cốt rắc vào chỗ đau; ngày làm 2 lần, làm liên tục cho đến khi khỏi.

Trị trĩ ngoại: ô tặc cốt 50g, dầu vừng 30ml. Ô tặc cốt cho vào dầu vừng quấy đều, bôi vào chỗ trĩ lòi ra, ngày 2-3 lần (vệ sinh sạch búi trĩ mới bôi Thu*c).

DS. Đặng Văn Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mai-muc-giam-dau-cam-mau-n113647.html)
Từ khóa: giam đau

Chủ đề liên quan:

giam đau mai mực

Tin cùng nội dung

  • Sử dụng mai mực điều trị đau dạ dày là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt. Thành phần hoạt chất bên trong mai mực có tác dụng làm lành vết loét, giảm tiết acid dạ dày
  • Trong y học cổ truyền, mai mực có tên Thu*c là ô tặc cốt, hay hải phiêu tiêu. Dược liệu có màu trắng như phấn...
  • Mai mực là vị Thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền, có tác dụng chỉ huyết, giảm đau, làm se, chống loét, chữa được nhiều bệnh thông thường, đặc biệt là viêm loét dạ dày.
  • Mai mực chữa bệnh đau dạ dày, thừa nước chua, loét dạ dày, chảy máu, ho lao lực, trẻ con chậm lớn, băng huyết. Thuốc chữa mờ mắt, tai chảy mủ. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương để cầm máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY