Kinh tế xã hội hôm nay

Mai Tâm, bến “chắn gió che mưa” cho trẻ nhiễm HIV/AIDS

Thành lập từ năm 2005, đến nay, mái ấm Mai Tâm nằm trên đường 15, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức (TP.HCM) đã là nơi nương náu của hàng trăm trẻ em

Từ khi HIV bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, căn bệnh thế kỷ đã thật sự bùng nổ, trở thành luồng xoáy len sâu đến mọi ngóc ngách mang đến vạn nỗi đau thương tan tác cho biết bao gia đình. Khi ấy, hàng chục nghìn trường hợp là phụ nữ và trẻ em cùng hơn 10.000 trẻ nhỏ khác đang phải sống chung, chịu những ảnh hướng sâu rộng từ căn bệnh này. Họ phải đối diện với những đau đớn về tinh thần do bị xa lánh, kỳ thị và loại trừ bởi sự thiếu hiểu biết để đồng cảm của những người thân xung quanh.

Vẽ nên một bức tranh tươi sáng

Đứng trước nỗi khát vọng được tiếp tục sống, trước ước mơ được đón nhận yêu thương của các trẻ thơ và bà mẹ, ban mục vụ chăm sóc người có hiv/aids thuộc tổng giáo phận tp.hcm đã thành lập mái ấm mai tâm vào tháng 7/2005. sau 13 năm hoạt động mái ấm hiện đang là gia đình của khoảng 90 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt từ sơ sinh 13 ngày tuổi, đến những cô gái chàng trai đã vào đại học. tại đây các bé được chăm lo về dinh dưỡng, sức khoẻ, có điều kiện học tập và đặc biệt là có một gia đình để được lớn lên và phát triển.

Với những bé mồ côi, cha Toại chính là người thân duy nhất của đời mình

Không chỉ có các bé, mái ấm mai tâm còn là nơi giúp đỡ những phụ nữ nhiễm hiv - những bà mẹ đang mang thai, vừa mới sinh hoặc có con bị nhiễm. tất cả đều được chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tuân thủ điều trị arv, tham vấn và xây dựng kiến thức ngăn ngừa lây truyền hiv, chuyển gửi đến các điểm điều trị, trang bị cho các chị em một nghề nghiệp (may, thủ công mỹ nghệ…) để tự nuôi sống bản thân.

Mục đích của việc làm này nhằm mang đến ý nghĩa trọn vẹn bao gồm sự chữa lành tâm linh, được hòa giải và phục hồi niềm tin vào cuộc sống.vẽ nên những sắc màu tươi vui, trong sáng và ấm áp cho ánh mắt trẻ thơ, mai tâm tạo dựng một nền tảng vững chắc để con trẻ có thể lớn lên trong tình yêu.

Có điều chi cần tâm sự là các bé tìm đến người cha thứ hai của mình

“thuyền trưởng” của con tàu mai tâm là một người đàn ông còn khá trẻ, linh mục đinh phương toại. ông là người từ 13 năm nay, mỗi ngày đều trò chuyện, dạy dỗ và chăm sóc đàn con, đã có đứa là sinh viên.

Cơ duyên khiến linh mục phương đình toại gắn bó với trẻ em và bà mẹ nhiễm hiv xuất phát từ một câu chuyện mà ông chứng kiến từ gần 20 năm trước.

“khi đó, tôi sang thái lan làm y sĩ cho một trung tâm chăm sóc bệnh nhân hiv/aids. tại đây tôi gặp một người phụ nữ trẻ việt nam nhiễm hiv đang nguy kịch. bảo rằng mình từng sinh một đứa con và trước khi nhắm mắt, điều cuối cùng người mẹ thỉnh cầu là tìm lại đứa con, đưa về quê nhà. theo thông tin mà người mẹ cung cấp, tôi đã tìm được con của chị, và cũng từ đó tôi luôn trăn trở về số phận của những người mẹ và những đứa trẻ mắc căn bệnh aids,” linh mục phương đình toại nhớ lại.

Một bữa cơm chiều tại mái ấm

Trở về nước, được Tòa Tổng Giám mục địa phận TP.HCM giao nhiệm vụ quản lý Ban Mục vụ chăm sóc người có HIV/AIDS, linh mục Phương Đình Toại  bắt đầu đi khắp các bệnh viện, tìm hiểu, động viên từng bà mẹ mắc bệnh mà không ai chăm sóc vào thời điểm đó, năm 2005.

Mái ấm mai tâm ra đời trong hoàn cảnh thiếu thốn, ban đầu là một căn nhà nhỏ, thuê ở quận phú nhuận để các bé có nơi tá túc, bản thân ông toại ngày ngày chạy Thu*c thang, chỉ hơn một năm sau, lượng trẻ đã lên đến mức nhà không còn đủ chỗ. năm 2009, mái ấm chuyển về số 23 đường số 15 phường hiệp bình chánh (thủ đức) có không gian sống rộng rãi hơn. ngoài căn nhà chính tại số 23 dành cho các bé gái, mái ấm mai tâm còn có một căn nhà khác được một mạnh thường quân hiến đất xây ở cách đó vài căn dành cho các em trai.

Bữa cơm đơn sơ nhưng đượm nghĩa tình giúp các bé ấm lòng

Khát vọng cứu giúp những trẻ em và phụ nữ mắc bệnh có hoàn cảnh cơ nhỡ, suốt 13 năm qua, linh mục phương đình toại đã nhiều lần phải “giành giật” từng đứa trẻ trước những kẻ mua bán. hay bất cứ khi nào nhận được thông tin trẻ mồ côi vì bố mẹ nhiễm hiv, trẻ nhiễm hiv bị bỏ rơi, dù ngày hay đêm, dù mưa gió bão bùng, ông đều lập tức tìm đến để đưa về mái ấm.

“Nếu không được chăm sóc đúng cách và kịp thời, các con chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Nếu sống, đời chúng sẽ không biết trôi dạt về đâu,” Linh mục Đình Toại giải bày.

Các bé được các cô thầy tình nguyện viên hướng dẫn làm thiệp giáng sinh

Bằng tình yêu thương của mình, ông Toại được tất cả các bé gọi là cha, chữ “cha” ngoài là linh mục còn bao hàm cả sự biết ơn người có công nuôi nấng dạy dỗ. Theo lời của một bé gái nay đã là thiếu nữ: “Ở đây chúng con được quan tâm từ miếng ăn đến học hành và điều trị bệnh. Mọi người ai cũng cảm thấy mình như cái cây héo được tưới nước và chăm bón. Chúng con thấy mình tươi lên từng ngày”.

Ước vọng thành hiện thực: Con trẻ tới trường!

Tại mái ấm Minh Tâm, trong số gần 90 trẻ đang nội trú, hiện có khoảng hơn 60 em đang ở độ tuổi đến trường ở đủ các cấp học. Nhờ có sự phối hợp hỗ trợ của các trường học, nỗi lo kỳ thị từ cộng đồng đã may mắn không xảy ra. Mỗi sáng các em cấp sách đến trường, tối về tập trung tại một phòng học tại mái ấm để đọc sách, học bài. Nếp sinh hoạt tại mái ấm cũng theo nội quy nề nếp, ai ngoan được khen, ai sai bị phạt, đặc biệt là giờ uống Thu*c luôn được tuân thủ nghiêm ngặt.

Em bé 13 ngày tuổi và mẹ của bé vừa được linh mục Toại đưa về mái ấm để chăm sóc

Ngoài học tập, các bé còn được các cộng tác viên tình nguyện hướng dẫn tham gia các hoạt động khác như vẽ tranh, làm thiệp, thể dục thể thao để nâng cao thể chất. Trên sân thượng còn có một khoảng sân dành riêng cho việc trồng cây và nuôi thỏ. Hoạt động này giúp các bé thấy được kết quả của những việc mình làm, từ đó giúp các bé vượt qua được sự tự ti bệnh tật cũng như những cú sốc bị bỏ rơi từ phía gia đình…

Riêng các bé sơ sinh và các bé chưa đủ tuổi đến trường, ngoài các mẹ chăm sóc trực tiếp, mái ấm còn phải tuyển thêm hơn 20 nhân viên để chăm sóc chu đáo cho các bé. Toàn bộ chi phí, từ trả lương nhân viên, tiền điện nước, ăn uống, Thu*c men, quần áo và các vật dụng khác, mỗi tháng mái ấm phải tiêu tốn khoảng 300 triệu đồng. Số tiền này được linh mục Phương Đình Toại quyên góp từ các nhà hảo tâm.

Thu*c ARV được phân thành từng ngăn. Chúng gắn bó với các em cả đời. Mỗi ngày cứ vào 17g30 là đồng loạt các con phải uống Thu*c

Xúc động khi nói về những tháng ngày sống dưới mái ấm, chị n, một bà mẹ nhiễm hiv có con cùng chung sống 11 năm trong mái ấm, cho biết tình cảm mà mai tâm mang đến còn hơn cả gia đình mình. “tôi cũng có gia đình ở gò vấp, nhưng họ không đối xử với chúng tôi như ở đây. mái ấm này đã cho tôi thấy mình là người có ích”.

Ngoài chị N, gần 30 chị em khác cũng đang sống cùng mái ấm, mỗi chị có một hoàn cảnh khác nhau, người ch*t chồng, người bị gia đình từ chối, người lui đến bước đường cùng không lối trở về, thế nhưng tại đây họ đã tìm thấy niềm vui. “Chính sự quan tâm yêu thương và tạo điều kiện công ăn việc làm đã giúp chúng tôi quên đi nhọc nhằn bệnh tật”.

BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, BV. Nhi Đồng 1
Hiện nay, khoa đang điều trị cho 502 trẻ, trung bình mỗi tháng tiếp nhận thêm 4 - 10 trẻ mắc mới. Hầu hết các trường hợp đều do mẹ nhiễm HIV mà không biết, một số trường hợp mẹ biết mình nhiễm bệnh nhưng nghĩ con mình chắc chắn nhiễm nên bỏ qua, không thăm khám để điều trị dự phòng. Điều đáng mừng là sau khi Phòng khám Ngoại trú của Khoa Nhiễm – Thần Kinh ra đời, số lượng trẻ Tu vong do nhiễm HIV đã giảm một cách ngoạn mục. Nếu như giai đoạn 2005 - 2011 có 85 trẻ Tu vong (chiếm tỷ lệ 1,8%/năm), thì từ 2012 đến 2014 giảm còn 34 trẻ (chiếm 1,4%/năm). Và đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, số trẻ Tu vong là 16 (0,2%/năm).
Không chỉ bị đe dọa tính mạng, trẻ mắc HIV còn dễ rơi vào tình cảnh cô đơn bởi có đến 60% trẻ nhiễm HIV không còn đủ cha lẫn mẹ. Phần lớn các bé phải sống với bố hoặc mẹ bệnh tật chờ ch*t hoặc sống với ông bà đã già yếu. Đó là chưa kể các em còn phải chịu sự kỳ thị của xã hội.
Để tránh hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh mắc HIV, các bà mẹ nên xét nghiệm máu khi mang thai. Nếu can thiệp tốt, chỉ khoảng 3% trẻ có mẹ nhiễm HIV bị nhiễm bệnh khi chào đời. Còn số này sẽ tăng lên gấp 10 lần nếu không được tầm soát.
Tại TP HCM, đại diện Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS cho biết, thai phụ có thể đến thăm khám và xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế. Kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật tuyệt đối. Nếu xét nghiệm dương tính HIV, thai phụ sẽ tham gia chương trình phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con để được điều trị dự phòng.
Sở Y tế TP.HCM tiếp tục phối hợp với Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TP.HCM triển khai Chương trình Dự phòng Lây truyền HIV từ mẹ sang con tại 58 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản trên địa bàn thành phố (bao gồm 56 cơ sở y tế công lập và 2 bệnh viện phụ sản tư nhân). Ước tính 6 tháng đầu năm 2018, chương trình đã tư vấn, xét nghiệm cho 44.500 thai phụ. Tỷ lệ thai phụ nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 93% và 100% trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng sau sinh.

THIÊN CHƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mai-tam-ben-chan-gio-che-mua-cho-tre-nhiem-hiv-aids-n151654.html)

Tin cùng nội dung

  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY