Kinh tế xã hội hôm nay

Màn đào tẩu ngoạn mục của linh dương đầu bò dù bị cá sấu ngoạm cổ, cắn chân

Con cá sấu khổng lồ bất ngờ nhảy tới và ngoạm trúng con linh dương không may mắn này và khóa chặt cổ con mồi bằng bộ hàm đồ sộ.

Video: Đàn hà mã giải cứu linh dương đầu bò thoát khỏi hàm cá sấu

Chase, hướng dẫn viên trưởng của công ty Chasin' Africa Safaris chứng kiến màn thoát ch*t ngoạn mục của linh dương đầu bò khi đi cùng đoàn khách lái xe ngắm động vật hoang dã ở đập Gezantfombi gần Cầu Cá sấu trong công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.

Nhóm linh dương đầu bò không đề phòng thơ thẩn tới sát mép nước để giải tỏa cơn khát. Con cá sấu khổng lồ bất ngờ nhảy tới và ngoạm trúng con linh dương không may mắn này và khóa chặt cổ con mồi bằng bộ hàm đồ sộ. Một con cá sấu khác cũng lao tới tranh phần và cắn chân, chúng định xé xác linh dương. 

Những con hà mã gần đó dường như bị màn săn mồi diễn ra ngay trước mắt quấy nhiễu. Chúng vây quanh linh dương đầu bò và con vật đáng thương dường như rơi vào tình huống vô vọng.

"Linh dương đầu bò rõ ràng đã kiệt sức. Có vẻ như đàn hà mã đánh hơi thấy nỗi sợ hãi của nó. Chúng bình tĩnh duy trì khoảng cách gần với linh dương nhưng con vật dường như quá hoảng sợ. Nó đổi hướng lần thứ hai và tìm kiếm đường khác để chạy trốn", Chase kể lại.

Một điều bất ngờ xảy ra, hà mã tiến đến chỗ cá sấu đang ngoạm linh dương giải cứu con vật đáng thương. Chẳng thể chống lại đàn hà mã khổng lồ, cá sấu chấp nhận để tuột mất con mồi trước miệng. 

Không những vậy, sau khi cá sấu thả linh dương, đàn hà mã còn theo sau bảo vệ cho tới khi đặt chân lên bờ và ra khỏi đầm nước. Tuy nhiên, chân sau của nó bị thương nặng và số phận cuối cùng của nó rất khó xác định.

Cảnh tượng hà mã giải cứu linh dương đầu bò cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên, có thể là hà mã thể hiện hành vi lãnh thổ. Những con hà mã không thích chia sẻ bãi cỏ, đầm lầy của chúng và có thể chúng xem linh dương đầu bò là kẻ xâm nhập, do đó “giải cứu” linh dương đầu bò để đưa nó ra khỏi nước.

Phong Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/man-dao-tau-ngoan-muc-cua-linh-duong-dau-bo-du-bi-ca-sau-ngoam-co-can-chan-a461900.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY