Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mất một chân vì ngâm lá cây... tào lao

(MangYTe)- Nghe người quen mách ngâm chân đau vào loại lá tên chà xanh sẽ chữa được bệnh, ông H. liền kiếm lá về ngâm, sau đó... nhập viện.

“Do chân trái ông LVH (46 tuổi, ở huyện Cần Giờ, TP.HCM) bị hoạt tử quá nặng, bác sĩ (BS) buộc phải cắt cụt từ giữa đùi để giữ tính mạng cho ông. Hiện sức khỏe ông H. đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới”.

Chiều 24-7, BS Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP.HCM, cho biết thông tin trên.

Trước đó, bv chấn thương chỉnh hình tiếp nhận ông h. trong tình trạng bàn chân trái hoại tử nặng, viêm tủy phù nề từ cổ chân lên đùi, rơi vào tình trạng suy giảm miễn dịch.

Ông H. đang được vợ chăm sóc tại BV Nhân dân 115 TP.HCM. Ảnh: TRẦN NGỌC

Ông H. cho biết cách đây độ 4 tháng, bàn chân trái của ông xuất hiện một mụt nhỏ, không đau. Thời gian sau, mụt dần sưng to khiến ông đi đứng khó khăn. “Tôi tự mua Thu*c tây về uống và phát hiện chân trái ngày càng sưng to, đau nhức, không thể đi đứng được” – ông H. nói.

Nghe người quen mách ngâm chân đau với lá chà xanh (không phải lá trà dùng uống – PV) sẽ hết sưng và khỏi đau, ông H. liền tìm mua. Về nhà, ông để chung lá này với nước ấm rồi vò nhuyễn, sau đó ngâm chân đau độ 10 phút.

“Ngâm được 5 ngày, chẳng những chân vẫn sưng to mà còn đau nhức hơn trước. Chưa hết, mụt bị bể trào nước dịch vừa nhiều vừa tanh…. Tôi đến BV địa phương rồi được chuyển lên BV Nhân dân 115” – ông H. nói thêm.

Tại bv nhân dân 115, các bs thường xuyên cắt, lọc mô hoại tử và làm sạch nhằm cứu chân trái ông h. tuy nhiên, do chân trái ông h. rơi vào tình trạng nhiễm mô tế bào quá nặng nên bs phải cắt cụt từ giữa đùi.

Theo bs tâm, tình trạng như ông h. trước đây xảy ra khá nhiều, nay hiếm gặp. “người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch, trẻ em khi bị tổn thương tứ chi (trầy xướt, nổi mụt, bầm…) không nên đắp, ngâm những loại lá không rõ tác dụng vì dễ gây dị ứng, viêm nhiễm mô tế tào. trong trường hợp nặng hơn sẽ gây mô tế bào áp xe hóa, dẫn đến viêm hoại tử mô tế bào gây nhiễm trùng huyết toàn thân, ảnh hưởng tính mạng” – bs tâm khuyến cáo. 

Cha mẹ đắp lá, đậu lào chữa rắn cắn khiến con nguy kịch

(PLO)- Bệnh nhi được gia đình dùng Thu*c lá và hạt đậu lào đắp vào vết rắn cắn khiến bàn tay trái bị hoại tử, lan rộng ra cả cánh tay.

TRẦN NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/mat-mot-chan-vi-ngam-la-cay-tao-lao-847875.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào mùa nắng nóng thường xảy ra viêm ruột hoại tử ở trẻ em. Tổn thương chủ yếu là hoại tử ruột và nhiễm độc nặng nên trẻ rất dễ Tu vong. Trẻ em biếng ăn, hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu chất đạm rất dễ mắc bệnh.
  • Phương pháp xoa bóp - bấm huyệt rất hiệu quả trong giảm đau, ngăn chặn tiến triển và phục hồi vận động, hạn chế tổn thương trong hoại tử chỏm xương đùi.
  • Viêm lợi loét hoại tử cấp tính: Viêm lợi loét hoại tử cấp tính (ANUG) là một nhiễm khuẩn cấp tính thường là do stress...
  • Bạc sulfadiazin (silver sulfadiazine) được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da, dùng để phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bỏng độ 2 và độ 3
  • Đã có những trường hợp sa trực tràng hoại tử do thoa Thuốc điều trị trĩ theo kinh nghiệm dân gian.
  • Vào mùa nắng nóng thường xảy ra viêm ruột hoại tử ở trẻ em. Tổn thương chủ yếu là hoại tử ruột và nhiễm độc nặng nên trẻ rất dễ Tu vong. Trẻ em biếng ăn, hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu chất đạm rất dễ mắc bệnh.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay quanh trục của nó, làm cung cấp lưu lượng máu đến tinh hoàn giảm hoặc mất hoàn toàn gây đau đớn, bất ngờ thường nặng và sưng.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY