Cây thuốc quanh ta hôm nay

Mẫu kinh, trị cảm cúm

Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - Sinh d*c, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ

Mẫu kinh, Ngũ trảo lá có răng - Vitex negundo L., var cannabifolia (Sieb. et Zucc.) Hand - Mazz., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ, cành vuông vuông, có lông mịn vàng vàng. Lá mọc đối, phiến lá kép với 5 lá chét thon hẹp, dài 5-8cm, mép có răng to, mỏng, mặt dưới có lông vàng vàng, cuống phụ 5-15mm. Chuỳ hoa ở ngọn các nhánh. Hoa tím. Quả khô, to cỡ 4mm, màu đen.

Mùa hoa quả tháng 7-11.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Viticis Cannabifoliae, thường gọi là Mẫu kinh diệp. Quả, rễ, thân cũng đều được dùng.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta cây mọc hoang và cũng được trồng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre để làm cảnh và làm Thu*c. Thu hái lá vào mùa hạ, thái nhỏ, phoi khô trong râm. Rễ thân thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô

Thành phần hóa học

Lá chứa khoảng 0,05% tinh dầu, còn có alcaloid nishindin.

Tính vị, tác dụng

Lá có vị hơi đắng, cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu trừ đàm, chỉ khái bình suyễn, trừ sốt rét. Quả có vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng trừ ho, chặn suyễn, giảm đau. Rễ và thân có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, trị ho và trừ sốt rét.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - Sinh d*c, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ. Rễ và thân dùng trị viêm phế quản, viêm gan, sốt rét.

Liều dùng

Rễ, thân lá 10-30g, quả 3-10g.

Đơn Thu*c

Cảm cúm, rối loạn tiêu hoá: Lá Mẫu kinh, Thồm lồm và C̣ ke, mỗi vị 30g, sắc uống.

Ho, hen suyễn: Hạt Mẫu kinh 1,5-3g sắc nước uống hay chế xi rô uống.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/mau-kinh-tri-cam-cum/)

Chủ đề liên quan:

mẫu kinh trị cảm trị cảm cúm

Tin cùng nội dung

  • Kinh giới còn gọi kinh giới tuệ, khương giới, giả tô, là một loại rau gia vị được trồng nhiều và phổ biến ở nước ta.
  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường,
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY