TS. Lê Hoàng Sinh, đại diện nhóm nghiên cứu, giải thích cách thức vận hành và các thông số hoạt động của máy. Các thông số này có thể theo dõi qua phần mềm điều khiển, gồm có: lượng oxy được bơm vào phổi trong 1 nhịp, số nhịp trong 1 phút, tỉ suất I/E và áp suất trong phổi người bệnh
Đến dự buổi giới thiệu có Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng lãnh đạo Sở Y tế và Sở Khoa học - công nghệ của thành phố.
Theo đại diện trường, sản phẩm máy thở DTU-Vent là dòng máy thở không xâm nhập, cung cấp dòng khí oxy đến phổi ở một tầng suất cố định thông qua mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi - miệng, đáp ứng nhanh một lượng khí lớn nhằm kích thích hoạt động thở của người bệnh, như các bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng suy hô hấp nguy kịch. Điểm nổi bật của sản phẩm này là:
- Giá thành thấp hơn 4 đến 5 lần so với các máy cùng loại hiện có trên thị trường: chỉ ở mức 20 triệu đồng.
Theo đại diện trường, để phát triển máy thở DTU-Vent, đội nghiên cứu của Trường ĐH Duy Tân đã tham khảo nhiều mẫu máy thở khác nhau đã có trên thị trường như E-Vent (của MIT), OxVent (của ĐH Oxford), Medtronics PB650, Lowenstein Ventilator,… Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với yêu cầu thiết kế hay điều kiện kinh tế và sản xuất ở Việt Nam.
Ví dụ, nếu sử dụng mô hình "siêu tiết kiệm" với bóng silicon "ambu®" như của E-Vent thì tốc độ nén khí khó mà cao được, chưa kể việc khó điều khiển được các thông số đặc biệt do sự biến dạng tự do của bóng silicon khi nén.
Hay nếu theo mô hình thiết kế của Medtronics thì đòi hỏi khá nhiều vi điều khiển và cảm biến "đắt tiền" của nhiều hãng khác tích hợp lại (như ST10F276Z5T3 của ST Microelectronics hay AWM3300V của Honeywell).
Trường ĐH Duy Tân có sơ sở hạ tầng phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu rất hiện đại. Trong ảnh: Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ thăm một phòng thực hành của khối khoa học sức khỏe của Trường ĐH Duy Tân
Theo đại diện trường, đội nghiên cứu của Trường ĐH Duy Tân đã chọn hướng thiết kế với tỉ lệ nội địa hóa cao đối với các linh kiện và vật tư cần được sử dụng mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu trong phục vụ bệnh nhân COVID-19:
Đồng thời, đội nghiên cứu cũng đặt nặng yêu cầu thiết kế một máy thở nhỏ gọn để có thể ứng biến nhanh trong các tình huống dịch bệnh lây lan với pin dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục trong 3 giờ đồng hồ khi bị cúp/ngắt điện.
- Điều chỉnh thể tích bơm với độ chính xác cao hơn và liên tục hơn so với sản phẩm máy thở sử dụng turbine gió khó điều khiển (như của Medtronics).
Hiện tại, DTU-Vent có 10 chế độ được cài đặt sẵn thông qua ước lượng chiều cao của bệnh nhân, giúp cho nhân viên y tế tiết kiệm thời gian và dễ dàng vận hành máy. Máy có thể chạy được ở nhiều chế độ khác nhau như:
- Cung cấp hỗ trợ hô hấp cần thiết và tức thì (assist control) theo các chỉ số sống còn của người bệnh.
Hướng đến việc hoàn thiện máy thở DTU-Vent, TS Lê Hoàng Sinh - trưởng nhóm nghiên cứu, dự trù DTU-Vent sẽ sớm có thêm các tính năng như áp suất dương duy trì (PEEP), điều khiển từ xa, chỉnh nhiệt độ dòng khí, tích hợp màn hình điều khiển cảm ứng với hiển thị biểu đồ thời gian thực (thay vì kết nối máy tính như hiện tại),...
Lãnh đạo thành phố cam kết đứng bên cạnh đồng hành cùng Trường ĐH Duy Tân để phát triển máy thở DTU-Vent
Có mặt tại buổi giới thiệu DTU-Vent, ông Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cam kết Đà Nẵng sẽ hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm để hướng đến thương mại hóa thiết bị.
Trong khi đó, bà Ngô Thị Kim Yến - giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng và ông Trần Văn Hoàng - phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ Đà Nẵng cho biết sẽ giúp kết nối lực lượng bác sĩ và chuyên gia y tế của thành phố trong quá trình thử nghiệm sản phẩm cũng như thành lập hội đồng thẩm định sau cùng khi sản phẩm hoàn thiện.
Lãnh đạo thành phố thể hiện mong muốn nhóm nghiên cứu vượt qua các khó khăn để sớm cho ra mắt sản phẩm hoàn thiện.
Xếp thứ 3/4 trường đại học của Việt Nam (thứ 1854 thế giới) trên bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới - CWUR.
Xếp thứ 3/8 trường đại học của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.