Hầu hết các bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa Điều trị Tích cực đều cần được thở máy. Các máy thở thường có cường độ sử dụng cao. Do vậy công việc khử khuẩn máy thở đóng một vai trò quan trọng trong công việc giảm nhiểm khuẩn chéo trong bệnh viện.
Để thực hiện tốt công tác khử khuẩn máy thở chúng ta phải có phòng chứa máy. Tốt nhất là có 2 phòng chứa máy, một phòng chứa máy bẩn, một phòng chứa máy sạch và có cửa ra vào riêng biệt. Giữa 2 phòng này có cửa thông để đưa máy từ phòng máy bẩn sang phòng máy sạch sau khi máy đã được làm sạch.
Phòng máy bẩn là nơi tiến hành tháo đường thở để đưa đi hấp, làm sạch máy bẩn trước khi đưa sang phòng máy sạch.
Phòng máy sạch là nơi lắp ráp đường thở đã được khử khuẩn vào máy thở, chứa các máy sẵng sàng hoạt động. Do vậy phòng này cần có các hệ thống tủ đựng các thiết bị máy thở đã được khử khuẩn, hệ thống đèn cực tím để khử khuẩn toàn bộ phòng, và hệ thống điện và khí nén để tiến hành thử máy, chuẩn bị máy.
Máy thở gồm 2 phần chính: phần thân máy và phần đường thở nối máy với bệnh nhân. Giữa 2 hệ thống này có các filter lọc khuẩn ngăn cách. Do vậy khi tiến hành côn gtác khử khuẩn máy thở chúng ta chỉ cần khử khuẩn hệ thống đường thở, còn thân máy chỉ cần làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
Ngay sau khi không còn sử dụng máy thở nữa, các bác sỹ hoặc y tá phụ trách phải đưa máy về ngay phòng máy bẩn để tiến hành khử khuẩn đường thở và làm sạch máy thở. Tại phòng máy bẩn, đường thở được tháo ra khỏi máy thở (bao gồm cả “filter lọc khuẩn”). Toàn bộ hệ thống này (trừ bộ phận cảm ứng nhiệt dùng cho bình làm ẩm được để riêng) được gói lại và chuyển xuống khoa “Chống nhiễm khuẩn” để tiến hành khử khuẩn.
Tại khoa chống nhiễm khuẩn, hệ thống đường thở có thể được khử khuẩn bằng hoá chất (thường là cidezime và cidex 2%) để khử khuẩn dây đường thở. Ngày nay người ta còn dùng khí ethylen oxid để tiến hành khử khuẩn các filter lọc khuẩn. Sau khi khử khuẩn xong, các thiết bị này lại được đóng gói lại và chuyển về phong máy sạch.
Trong điều kiện chưa có khoa “Chống nhiễm khuẩn”, chúng ta có thể tiến hành khử khuẩn các thiết bị của hệ thống dây thở ngay tại khoa Điều trị Tích cực. Trong trường hợp này chủ yếu ta dùng cidezime và cidex để ngâm các thiết bị này. Cidezime có hoạt tính khử protein, do đó làm tan và long các mảng protein chủ yếu là đờm, máu, mủ của bệnh nhân trong đường thở, còn cidex có tác dụng khử khuẩn rất tốt. Chú ý ta phải ngâm tối thiểu là 30 phút với Cidex
Còn thân máy, sau khi đã được tháo hệ thống dây thở ra sẽ được làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, thường dùng nhất là cồn 70 độ. Chúng ta tiến hành lau toàn bộ máy bao gồm vỏ máy, tay cầm, bàn điều khiển, màn hình, dây ôxy dây khí nén, dây điện, buồng đốt bình làm ẩm, bộ phân cảm ứng nhiệt của bình làm ẩm….Sau khi lau sạch máy chúng ta mới được chuyển máy sang phòng máy sạch.
Tại phòng máy sạch, hệ thống dây thở đã được khử khuẩn sẽ được lắp ráp và thân máy đã được làm sach theo nguyên tắc vô khuẩn. Sau khi đã lắp máy xong ta tiến hành kiểm tra hoạt động của máy thở. Nếu máy thở hoạt động tốt, ta sẽ xếp vào một chỗ, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động. Khi không có người trong phòng máy sạch (ban đêm), chúng ta sẽ bật đèn cực tím lên để đảm bảo duy trì môi trường sạch khuẩn cho phòng máy sạch.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
bên dòng sông mẹ cà phê làm khởi phát cơn đau nửa đầu cách cách tăng cân nhanh cơn đau cơn đau nửa đầu đau nửa đầu dòng sông giúp nhau đi qua lỗi lầm khởi phát khử khuẩn làm sao lỗi lầm máy thở nơi đầu sóng nửa đầu tăng cân tăng cân nhanh tổ quốc tổ quốc nơi đầu sóng