Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Mẹ bầu nên ăn gì trong ngày Tết

Những ngày Tết bận rộn vô cùng, khiến bạn quên mất chế độ ăn lành mạnh mà bạn vẫn theo đuổi từ khi có bầu. Hãy thư giãn và thử xem, nên ăn gì cho bạn và cho con?

1. Nấu nướng: hãy để là thú vui!

Không nhất thiết bạn phải nấu tất cả những món cỗ thường niên của những dịp Tết. Mang thai khiến bạn mệt mỏi, nôn nghén và khó lòng đứng lâu để hoàn thành một bữa cỗ, hay chỉ đơn giản là những món ăn nào đó. Vậy thì hãy để mình nghỉ ngơi, hoặc “làm nũng” chồng, mẹ, hoặc nhờ ai đó giúp nấu nướng các bữa cỗ.

Hơn nữa, đặt một số món ăn sẵn hoặc bớt đi một vài món ăn trong thực đơn Tết năm nay, cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến một ngày tết vui vẻ đầm ấm, phải không nào?

2. Mẹ bầu nên ăn như thế nào trong những ngày tết?

Trong những ngày tết, thật khó để giữ được một thực đơn lành mạnh, mà bạn vẫn tuân thủ từ khi mang bầu. Tuy nhiên, hãy lựa chọn một cách thông minh những gì mình nên ăn, để cả bạn và em bé đều có sức khỏe tốt sau những ngày tết náo nhiệt!

3. Hãy “can đảm” nói KHÔNG với một số loại thực phẩm.

Đây chính là những thực phẩm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và em bé, nên bạn cần tránh tối đa:

    Rượu: là loại đồ uống cấm kị trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi, và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này. Vì vậy, trong dịp Tết, dù có vui đến mấy, các mẹ cũng không nên uống rượu nhé.
    Cà phê, trà: 2 loại đồ uống này đều chứa caffeine, nếu mẹ bầu dùng quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, và thậm chí gây nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Do vậy, dù chị em có thực sự đam mê loại đồ uống này và được mời uống trong dịp Tết, thì cũng nên khéo léo từ chối và loại bỏ chúng trong thói quen hàng ngày.
    Nước uống có ga: nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí, tăng cảm giác ợ nóng, buồn nôn. Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng, nên mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế, thậm chí hoàn toàn không uống sẽ tốt hơn.
    Các món chiên rán: thực đơn ngày tết thường có rất nhiều món chiên, rán và những loại đồ ăn này có thể sẽ làm gia tăng chứng ốm nghén, nôn ói. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ này nhé.
    Các loại mứt: các loại mứt tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin, và thành phần chủ yếu của mứt chỉ là đường ngọt. Do vậy, cũng giống như bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt, mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng, và không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, vitamin, hay khoáng chất. Nếu ăn nhiều mứt mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng cân nhanh, thiếu các dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng.
    Thực phẩm chế biến sẵn: thường chứa nhiều dầu mỡ và các loại gia vị không có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, vì vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều dịp Tết.
    Món lẩu: mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu, vì món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, gia tăng cảm giác ợ nóng và nôn nghén. Hơn nữa, món lẩu thường không nấu chín kỹ, nên rất dễ nhiễm trứng gian sán và các ký sinh trùng.
    Thức ăn xông khói, nướng: thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ phát tán ra một loại chất độc, có thể làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng, và gây ra ung thư. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm xông khói và nướng.
4. Lưu ý ăn vừa phải những món ngon ngày tết.

Rất nhiều món ăn ngon miệng đặc trưng của ngày tết, nhưng lại khiến mẹ bầu khó chịu. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là, bạn hãy lưu ý ăn vừa phải các món sau đây khi mang bầu nhé:

    Bánh chưng: chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, do được làm từ gạo nếp và thịt mỡ. Mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức độ “chừng mực” để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, bánh chưng không thích hợp cho các mẹ bầu béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường.
  • Dưa hành: nếu bạn bị viêm loét dạ dày, hoặc ợ nóng, hoặc nôn nghén nhiều khi mang thai, hoặc có các rối loạn tiêu hóa khi mang thai, thì không nên thử món dưa hành cũng như các loại dưa muối khác. Bản chất của dưa hành là chứa nhiều muối, chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Vậy mẹ bầu nên ăn những gì ngày tết?

Ăn những thức ăn được nấu chín, thức ăn tươi, như: thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa, các loại hải sản, các loại rau quả tươi. Không nấu đi nấu lại các bữa ăn.

5. Tận dụng các loại hoa quả.

Thay vì bị “quyến rũ” với những loại mứt, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước uống có ga và các loại đồ ăn sẵn, không tốt cho sức khoẻ, mẹ bầu nên tận dụng cơ hội bổ sung những chất cần thiết, cho chính mình và cho bé yêu bằng các loại hoa quả luôn có sẵn trong nhà vào dịp Tết. Ví dụ như các loại trái cây màu xanh, màu vàng cung cấp cho bạn nhiều vitamin A. Các loại trái cây như cam, chuối, dừa cung cấp lượng lớn axit folic.

6. Đừng quên các loại hạt.

ngày tết, trong các gia đình đều sẵn có các loại hạt, như một món ăn vặt để trò chuyện tiếp khách. Những loại hạt này rất giàu chất dinh dưỡng, mang đến năng lượng, sức khỏe và vẻ đẹp cho các mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên chú ý mua loại có uy tín, tránh hạt có tẩm hóa chất tạo màu, muối, đường và chỉ nên dùng tay tách, không nên đưa vào miệng cắn.

Dưới đây là những loại hạt mẹ bầu có thể bổ sung trong chế độ ăn ngày tết, vì chúng rất giàu axit béo thiết yếu, vitamin, chất đạm và khoáng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi, và sức khỏe của mẹ bầu.

    Các loại đậu, đỗ: đậu nành, đậu xanh, lạc rang được coi là thực phẩm tuyệt vời cho bà bầu và thai nhi, vì chứa đạm, canxi, rất giàu kẽm, một chất khoáng cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và chuyển dạ kéo dài.
  • Hạnh nhân: đóng góp dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí thông minh của trẻ, đó là omega-3. Folate và axit folic trong hạt hạnh nhân cũng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của trẻ nhỏ.
  • Hạt dẻ: hạt dẻ chứa rất nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và các loại vitamin giúp điều hòa tuần hoàn máu, kích thích thận và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ bắp. Mẹ bầu ăn hạt dẻ sẽ làm cho xương chắc hơn và giảm mệt mỏi, nôn nghén.
  • Hạt hướng dương: đây là loại hạt giàu protein hơn bất kỳ loại hạt nào khác, nhưng lại chứa ít năng lượng. Hạt hướng dương rất giàu vitamin E, một dưỡng chất giúp duy trì sức bền, làm giảm nguy cơ sảy thai, đồng thời rất hữu ích cho việc duy trì sắc đẹp. Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa sắt, kẽm, kali, magiê có tác dụng chống thiếu máu và mệt mỏi.
  • Hạt dưa hấu và hạt bí đỏ: hai loại hạt mà chúng ta thường nhâm nhi trong ngày Tết, lại cung cấp một lượng dinh dưỡng đa dạng, bao gồm các chất như kali, sắt, các vitamin tan trong chất béo, cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày của cơ thể, mang đến một tinh thần thoải mái, thư giãn cho mẹ bầu.
  • Hạt sen: giàu canxi, protein và phốt pho tốt cho thận, lá lách, hệ thống thần kinh và cho tinh thần của các mẹ và thai nhi.
  • Quả óc chó: mang đến omega-3 và vitamin E, hạt óc chó là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, cho sự phát triển hệ thần kinh và trí thông minh của thai nhi.
Các loại hạt có nhiều công dụng tuyệt vời như thế, các mẹ bầu còn chần chừ gì nữa, hãy thử ngay trong dịp Tết này đi nhé!

Thạc sĩ, bác sĩ: Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/me-bau-nen-an-gi-trong-ngay-tet-n127560.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY