Dinh dưỡng hôm nay

Mẹ đã biết thế nào là tăng trưởng tối ưu cho trẻ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng trưởng là một chỉ số của sức khỏe, là biểu hiện thiết yếu cho biết bé có được nuôi dưỡng tốt hay không.

Tăng trưởng tối ưu chỉ xảy ra khi trẻ có một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, có hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh. Để xác định được đà của trẻ, các bác sĩ sẽ không chỉ dựa vào cân nặng mà còn phải xét thêm một loạt các chỉ số khác như: chỉ số cân nặng hoặc chiều cao theo tuổi, chiều cao tương ứng với cân nặng, chỉ số vận động, và một số tiêu chí khác. Câu hỏi nhiều bố mẹ hay đặt ra là: Cần làm gì để giúp trẻ đạt được tối ưu?

Ảnh minh hoạ

Hiểu đúng về tăng trưởng tối ưu, để không làm lỡ mất cơ hội vàng của bé

Tăng trưởng chính là thước đo chuẩn mực cho sự phát triển của một em bé. Khi tăng trưởng thấp hơn mức trung bình, đà tăng trưởng của bé sẽ bị đánh giá là chưa tối ưu và có thể dẫn đến những hệ quả lâu dài.

Mẹ cũng nên đặc biệt chú trọng đến sự tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn 5 năm đầu đời, vì đây được xem là giai đoạn cửa sổ vàng, chỉ đến duy nhất một lần trong đời và tác động lâu dài đến sức khỏe, tầm vóc, sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ về sau. Trong 5 năm đầu đời này, mẹ cần theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, phát triển bình thường, trẻ sẽ có một sự tăng trưởng hài hòa giữa chiều cao và cân nặng.

Cụ thể, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 5 năm đầu đời, một em bé khỏe mạnh có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10-12cm mỗi năm trong những năm tiếp theo, nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Song song đó, trẻ cũng sẽ có sự tăng cân phù hợp: Tăng gấp đôi trong 4 tháng đầu, gấp ba trong 12 tháng và tăng 2,25kg/năm đến khi 5 tuổi.

Ở đây cũng có thêm một lưu ý quan trọng, đó là yếu tố gen di truyền được xác định chỉ ảnh hưởng khoảng 20% sức khỏe tổng thể và sự phát triển toàn diện của trẻ; 80% còn lại sẽ phụ thuộc vào những yếu tố mà bố mẹ có thể tác động được, như dinh dưỡng, lối sống như tập thể dục và ngủ đủ, môi trường lành mạnh… Trong đó, chiếc chìa khóa vàng để bố mẹ hỗ trợ con chính là chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ.

Ảnh minh hoạ

Dinh dưỡng thế nào để đạt bộ 3 tăng trưởng toàn diện, mẹ đã biết chưa?

Nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp còi khá cao, khi có đến 6.4% trẻ nhẹ cân, 24.6% trẻ thấp còi, 14.1% trẻ thiếu cân (báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2017). Trong khi đó, có một thực tế đáng lo ngại khác là tình trạng thừa cân, béo phì trẻ em từ tuổi tiền học đường và học đường lại đang gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Theo kết quả điều tra mới nhất về tình trạng trẻ thừa cân béo phì, tỷ lệ trẻ thừa cân - béo phì ở khu vực nội thành TP.HCM hiện nay trên 50%, tại Hà Nội khoảng 41%.

Để trẻ có thể đạt được bộ 3 tăng trưởng toàn diện (dựa trên 3 yếu tố chiều cao, cân nặng và sức đề kháng), mẹ cần quan tâm đến 5 năm đầu đời và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ một cách cân đối, phù hợp. Dinh dưỡng trong giai đoạn vàng này đóng vai trò tiên quyết với sự phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ của trẻ, bảo đảm cho trẻ đạt tăng trưởng tối ưu.

Một khó khăn mẹ thường phải đối diện trong 5 năm đầu đời của trẻ, đó là trẻ gặp phải khá nhiều giai đoạn chuyển tiếp, như: thay đổi chế độ ăn (do đi học nhà trẻ, mẫu giáo); chuyển tiếp từ sữa mẹ sang sữa ngoài, từ ăn cháo sang ăn cơm; từ được mẹ đút cho ăn đến tự ăn; trẻ mọc răng, chích ngừa, ốm sốt nên có thể biếng ăn tạm thời… Ngoài ra, trẻ cũng đang trong giai đoạn rất tò mò và háo hức khám phá thế giới bên ngoài thông qua hoạt động vui chơi. Việc trẻ mải chơi, mải xem tivi đến mức quên ăn xảy ra không hề hiếm ở độ tuổi 2-5. Việc bỏ một hai bữa ăn không phải vấn đề quá nghiêm trọng, mẹ có thể bù đắp bữa ăn cho bé bằng dinh dưỡng đường uống như PediaSure được chứng minh lâm sàng giúp tăng trưởng rõ rệt trong 9 tuần.

Lúc này, mẹ cần chú ý giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng ngay và nỗ lực duy trì đà tăng trưởng sau đó, để không làm lỡ mất cơ hội đạt tăng trưởng tối ưu cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không thể thiếu vitamin và khoáng chất, mặc dù các chất này chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Có khoảng 40 vi chất cần thiết cho cơ thể, trong đó, vitamin A, B, D, kẽm, canxi, sắt, ma-giê, lysine, i-ốt… có vai trò đặc biệt quan trọng. Tăng đa dạng thức ăn giúp đảm bảo trẻ được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe tốt và giảm nguy cơ bệnh tật. Tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống lâu dài như PediaSure lên đáp ứng dinh dưỡng, chỉ số đa dạng thức ăn, tình trạng sức khỏe và sự tăng trưởng dài hạn ở trẻ cũng đã từng được nghiên cứu lâm sàng và công bố trên các tạp chí khoa học uy tín của Mỹ. Nghiên cứu cho thấy trẻ em được bổ sung dinh dưỡng đường uống như Pediasure có tác động giúp trẻ ăn đa dạng thực phẩm hơn.

Mẹ cũng đừng quên các dưỡng chất quan trọng để hỗ trợ giai đoạn phát triển xương (phát triển chiều cao) của trẻ. Nếu để trẻ thiếu các dưỡng chất này, tốc độ phát triển xương dọc và chiều dài của sụn tăng trưởng sẽ bị suy yếu. Điều may mắn là trong tình trạng tăng trưởng hạn chế, sụn tăng trưởng sẽ bảo tồn năng lực tăng trưởng cho đến khi điều kiện được cải thiện - cho phép bắt kịp tăng trưởng để giúp đạt được tiềm năng tăng trưởng đầy đủ.

Nếu mẹ kịp phát hiện những biểu hiện “chững lại” trong đà tăng trưởng của trẻ để can thiệp kịp thời bằng dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, trẻ sẽ được cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng đầy đủ, từ đó bắt kịp đà tăng trưởng. Cũng đừng quên cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng có thể cải thiện khả năng miễn dịch, từ đó giúp trẻ giảm số ngày bị bệnh, cải thiện sự thèm ăn. Trẻ có hệ miễn dịch tốt sẽ sẵn sàng thử nhiều nhóm thực phẩm hơn vì trẻ thấy ngon miệng.

5 năm đầu đời là giai đoạn vàng của trẻ. Vì vậy, đừng bỏ lỡ một cơ hội phát triển nào! Đó là lời khuyên các bác sĩ dành cho mẹ. Một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ giúp trẻ phát triển cả 3 yếu tố chiều cao, cân nặng, sức đề kháng là điều cần được ghi nhớ “nằm lòng”, mẹ nhé! Chính điều đó sẽ giúp trẻ đạt đà tăng trưởng tối ưu.

Phương Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/me-da-biet-the-nao-la-tang-truong-toi-uu-cho-tre-n159270.html)

Tin cùng nội dung

  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY