"lúc đó tôi đứng lặng, không chấp nhận được sự thật, rồi ôm con khóc nức nở", chị dung kể. tám tháng trước, bé võ nguyễn ngọc hân, 6 tuổi, bỗng yếu nửa người bên phải, thường xuyên té ngã, đau đầu, nôn ói và nói khó. đến bệnh viện đa khoa tiền giang khám, các bác sĩ nghi ngờ có khối u não ác tính, chuyển bé đến tp hcm. tại bệnh viện nhi đồng 2, hân được chẩn đoán u não thất to 3,5 cm, di căn màng não, chèn ép não dẫn đến yếu liệt, đau đầu ngày càng nặng. bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt u khẩn cấp, nếu không mổ bé có nguy cơ t* vong.
Sau mổ, kết quả sinh thiết khẳng định u não ác tính (ung thư), điều trị kết hợp truyền hóa chất và xạ trị. chưa kịp chuyển sang bệnh viện ung bướu tp hcm điều trị tiếp, hân bị nhiễm trùng ống dẫn lưu dịch não tủy, ở lại viện nhi thêm gần hai tháng.
Quá trình truyền hóa chất và xạ trị với Hân kéo dài và gián đoạn nhiều lần. Bé thêm hai lần tắc ống dẫn lưu dịch não tủy, phải đi lại giữa hai bệnh viện để phẫu thuật đặt ống, gặp nhiều tác dụng phụ. Có giai đoạn bé không hợp tác điều trị.
Ngọc Hân thích vẽ, cô bé muốn khỏi bệnh thật nhanh để được đi học cùng anh hai. Ảnh: Gia đình cung cấp
Bác sĩ ngô thị thanh thủy, khoa ung bướu nhi, bệnh viện ung bướu tp hcm, người trực tiếp điều trị cho hân, kể lúc mới chuyển viện tới, tiên lượng điều trị thành công của bé khá thấp. bé mắc loại u ác tính nhất trong các dạng u não, khối u nằm sâu phía trong vị trí rất nguy hiểm, nếu cắt u cũng sẽ cắt bỏ các tế bào não đã bị xâm lấn. trong khi đó, tế bào não không thể tái sinh, phần não còn lại chỉ có thể tăng cường hoạt động để bù lại chức năng của phần đã mất. do đó, sau mổ, bé khó cải thiện tình trạng nói đớ, đi vệ sinh không tự chủ, nửa người yếu liệt không thể đi lại. đặc biệt, u não ác tính có thể tái phát nhiều lần, tốc độ u phát triển nhanh, khả năng di căn cao nên bệnh nhi có nguy cơ mổ nhiều lần.
Theo bác sĩ thủy, ung thư ở trẻ em chỉ chiếm 1% trong tổng số ung thư ở mọi lứa tuổi. trong 1% này có 30-40% là u não, thường gặp nhất là dạng bướu đặc, đa số ác tính. u lành tính mức độ nguy hiểm cũng rất cao vì chúng nằm ở não bộ - cơ quan quan trọng. bướu quá to chèn ép vào dây thần kinh gây liệt tay chân, nếu nằm ở trung khu hô hấp gây ngưng tim, ngưng thở. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến u não đến nay chưa thể xác định. có nhiều yếu tố nguy cơ như đột biến gene, lúc mang thai người mẹ sử dụng hóa chất, đang điều trị ung thư, hoặc trẻ tiếp xúc với tia phóng xạ...
Các bác sĩ lên phác đồ điều trị tối ưu cho bé Hân, tổng cộng 6 toa hóa chất và 40 tia xạ, dự kiến thực hiện xen kẽ. Tuy nhiên, trong thời gian vào 4 đợt hóa trị đầu tiên, sức khỏe của bé giảm sút nghiêm trọng.Sau ca mổ, cùng tác dụng phụ của hóa chất, bé nôn ói, sốt, giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu sâu, phải liên tục truyền bù máu và các chế phẩm máu. Thông thường nếu đáp ứng Thu*c, bệnh nhi chỉ cần điều trị một tuần sẽ được về nhà nghỉ, còn Hân ở lại viện cả tháng. Các bác sĩ nhiều lần điều chỉnh lại liều Thu*c tiếp theo, để vừa diệt được tế bào ung thư, vừa giúp bé dễ chịu hơn.
Vào xạ trị, phải đeo mặt nạ lưới ôm sát mặt, cố định điểm chiếu tia, Hân sợ hãi và phản kháng. Nằm trên bàn chiếu tia, cô bé khóc, giãy đạp, khua tay không cho bác sĩ thao tác. Mẹ bé luôn nhớ cảm giác "đứng ở ngoài cửa phòng nghe tiếng con gào hét gọi mẹ, lòng đau như cắt nhưng không thể làm gì". Sau 6 ngày liên tục Hân từ chối xạ trị, dỗ dành thế nào cũng không được, các bác sĩ đành truyền tiếp 2 toa hóa chất còn lại. Dự kiến hết 6 toa hóa chất, bác sĩ sẽ thử xạ trị cho Hân một lần nữa, nếu không thành công buộc chuyển em ra Bệnh viện Trung ương Huế - nơi có kỹ thuật gây mê khi xạ trị.
Đi Huế sẽ tăng cơ hội Hân được sống, nhưng cũng là gánh lo của bà mẹ đơn thân. Chị Dung cho biết, sau ly hôn năm 2018, chị nuôi cả hai con, thuê phòng trọ gần trường học bán cá viên chiên mưu sinh. Tiền lãi khoảng 3 triệu đồng một tháng chỉ vừa đủ để lo tiền học, sinh hoạt cho ba mẹ con. Khi Hân bị bệnh, nằm viện liên miên, chị gửi con trai lớn cho mẹ chồng chăm sóc. Họ hàng hai bên đều nghèo, chị vay mượn khắp nơi để chữa bệnh cho con.
Ban đầu, hân điều trị ngoại trú, mẹ con không có tiền thuê nhà trọ nên xin cho con vào viện nội trú. bệnh nhân đông, nhiều bé phải chung giường, mẹ ngủ dưới gầm giường. gần một năm con nằm viện, chị chưa dám mua cho mình một hộp cơm nào, mà ăn cơm, cháo từ thiện. phòng công tác xã hội bệnh viện ung bướu ưu tiên kết nối, tặng quà từ các nhà hảo tâm cho hai mẹ con. quỹ hy vọng của báo vnexpress cũng hỗ trợ 30 triệu đồng san sẻ gánh lo với người mẹ. mọi số tiền có được, chị dung dành cả để mua thu*c, mua sữa cho con.
Hiện nay, ngoài phần chi phí đã được Bảo hiểm y tế chi trả 100%, chị Dung nợ hơn 40 triệu đồng mua các loại Thu*c kê đơn ngoài danh mục. Các bác sĩ ước tính chi phí xạ trị cho bé Hân ở Huế cần khoảng 70 triệu đồng, chưa kể chi phí đi lại, ăn uống. "Tôi muốn cứu con nhưng chẳng có thứ gì bán được. Tài sản giá trị nhất của tôi chỉ có hai đứa trẻ", chị Dung ngậm ngùi khi nói đến tương lai.
Trước khi bị bệnh, Hân là cô bé hoạt bát, thích trò chuyện, chạy nhảy và làm điệu. Ảnh: Gia đình cung cấp
Cuối tuần qua, Hân vào xong toa hóa chất thứ 5, được về nhà nghỉ ngơi 10 ngày. Về đến Tiền Giang, chị Dung gửi con sang nhà ngoại, đẩy xe cá viên chiên đi bán dạo. Chị đang nhờ người giới thiệu các công việc thời vụ để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho cuộc chiến điều trị bé Hân còn trường kỳ sắp tới. "Chỉ cần con được sống, nửa phần đời còn lại tôi sẽ dành cho con", người mẹ nói.
Với mục tiêu thắp lên niềm tin cho bệnh nhi ung thư, quỹ hy vọng kết hợp với chương trình ông mặt trời triển khai chương trình mặt trời hy vọng. thêm một sự chung tay của quý vị là thêm một tia sáng gửi tới thế hệ tương lai của đất nước. mời xem thông tin về chương trình tại đây.