Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Mẹ tin lời bác sĩ Google khi thấy con bị sốt khiến con bị tổn thương tim

Chỉ vì tin lời bác sĩ Google mà một người mẹ đã để con bị sốt cao suốt 1 tuần không đi khám.

Google giờ đây đều rất quen thuộc với mọi người và được xem nhừ là "bách khoa toàn thư" có thể biết mọi thứ. nếu có bất cứ điều gì chúng ta muốn tìm hiểu thì chỉ cần vài cú nhấp chuột trên google đã có ngay câu trả lời. cũng chính vì sự tiện lợi này mà không ít người còn sử dụng google cho việc chẩn đoán các triệu chứng y tế.

Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến một chẩn đoán sai bởi vì rõ ràng, những người bình thường như chúng ta không phải là bác sĩ. Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể phức tạp hơn rất nhiều.

bé trai bị sốt nhiều ngày nhưng người mẹ lại lên mạng nhờ cậy "bác sĩ google". (ảnh minh họa).

Theo China Press, một bà mẹ Đài Loan đã lên mạng tra cứu các triệu chứng khi thấy con trai bị sốt. Theo thông tin trong một trang web mà cô tìm thấy thì những biểu hiện của con trai là bình thường và có thể tự hồi phục một cách tự nhiên tại nhà mà không cần tới viện.

Thông tin trên mạng cũng nói rằng sốt chỉ là hệ thống miễn dịch của cơ thể phục hồi, không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần quan sát trong vài ngày và mọi thứ sẽ ổn hơn.

Tuy nhiên, sau hai ngày, con trai của người phụ nữ bắt đầu có biểu hiện gọi là lưỡi dâu tây. người mẹ lại lần nữa lên google tìm hiểu và thấy rằng con trai của mình dường như có các triệu chứng của adenovirus, sốt đỏ tươi hoặc bệnh kawasaki.

Người phụ nữ nghi ngờ rằng con trai có thể mắc adenovirus, nhưng vì hiện tại không có vắc-xin adenovirus nên cô tiếp tục để con trai ở nhà theo dõi. Hai ngày sau, đứa trẻ bắt đầu phát ban nhưng người mẹ vẫn không quá lo lắng về điều đó và nghĩ đó là bình thường.

Mãi cho tới 6 ngày sau khi cậu bé bắt đầu bị sốt cao, người mẹ mới bắt đầu lo lắng. dù vậy, người mẹ vẫn quyết định kiểm tra trên mạng một lần nữa và lần này cô nghi ngờ con trai có thể mắc bệnh kawasaki và ngay lập tức đưa anh đến bệnh viện để điều trị.

Lưỡi dâu tây là một biểu hiện của bệnh Kawasaki. (Ảnh minh họa).

Bác sĩ giải thích rằng cậu bé có đôi môi nứt nẻ, lòng bàn tay và bàn chân sưng đỏ, mắt đỏ và lưỡi dâu tây. Một cuộc kiểm tra siêu âm tim cho thấy bé trai mắc bệnh Kawasaki.

Kawasaki gây viêm trong thành của các động mạch cỡ trung bình trên khắp cơ thể. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em. Theo báo cáo của Mayo Clinic, tình trạng viêm có xu hướng ảnh hưởng đến các động mạch vành, cung cấp máu cho cơ tim. Vì điều đó, cậu bé sẽ phải dùng Thu*c trợ tim gần như suốt đời.

Bệnh Kawasaki nguy hiểm thế nào?

Kawasaki cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tim ở trẻ em. Hiệp hội Bệnh Kawasaki tại Mỹ ước tính có khoảng 4.200 trẻ em mắc phải căn bệnh này mỗi năm.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ hồi phục trong vài ngày điều trị mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Bệnh cũng hiếm khi tái phát. Song nếu không được chữa trị tích cực, Kawasaki có thể gây ra bệnh tim nghiêm trọng. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng một khi đã mắc phải và được điều trị khỏi, bệnh nhân cần được tái khám suốt đời.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được y học xác định. Song các nhà nghiên cứu về căn bệnh này cho rằng đó là hậu quả của sự cộng hưởng yếu tố di truyền và tác động xấu từ môi trường sống.

Triệu chứng của bệnh

Sốt là biểu hiện hay gặp nhất, thường xuất hiện đầu tiên và kéo dài trên 5 ngày, với đặc điểm ít đáp ứng với kháng sinh hay Thu*c hạ nhiệt thông thường.

- Kết mạc mắt sung huyết, đỏ; thường không chảy dịch, hình thành trong tuần bị bệnh đầu tiên.

- Môi đỏ rõ, có thể nứt kẽ rỉ máu.

- Lưỡi đỏ và có thể nổi gai.

- Phát ban thường xuất hiện sớm khi mắc bệnh; thường gặp ban đỏ đa dạng, toàn thân.

- Biểu hiện ở đầu chi như sưng nề mu bàn tay, chân; đỏ tía gan bàn tay, bàn chân.

- Hạch bạch huyết vùng cổ, góc hàm có thể sưng lên to, thường một bên.

Theo Minh Thùy/Khám phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/me-be/me-tin-loi-bac-si-google-khi-thay-con-bi-sot-khien-con-bi-ton-thuong-tim-1334922.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 21/4 tới, Google sẽ tung ra một bản cập nhất lớn mảng tìm kiếm trên di động của mình. Trong đó, thuật toán sẽ thay đổi để thứ tự hiển thị kết quả tìm kiếm của người dùng trên điện thoại và máy tính bảng.
  • Sử dụng Google để tìm chính xác được những thông tin bạn muốn tìm cũng cần có những thủ thuật nhỏ đấy!
  • Những thắc mắc phổ biến về T*nh d*c này chứng tỏ hai giới có nhiều quan điểm đối lập nhau.
  • Người cao tuổi (NCT) do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi nên mọi chức năng của cơ thể cũng thay đổi theo và đặc biệt là dễ mắc các bệnh hơn. Các bệnh của NCT cũng rất dễ liên quan với nhau nhất là khi họ sốt.
  • Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa…
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Bạn có thể sống bình thường với quả thận chỉ còn 20% chức năng. Điều đó giải thích tại sao sự suy giảm từ từ và tổn thương dần của thận có thể không được nhận ra trong thời gian dài.
  • Nhóm chuyên gia ở ĐH Princeton Mỹ (UOP) do TS Samuel Wang đứng đầu đã phát hiện thấy tổn thương tiểu não.
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY