Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mệnh danh là loại rau đắt mấy cũng nên mua về ăn, rau càng cua dùng để trị bệnh cực tốt nhưng khi dùng hãy nhớ 2 điều quan trọng sau đây

Từng được biết đến như một loại rau dại ở Việt Nam, giờ đây rau càng cua được các bà nội trợ săn đón bởi các công dụng chữa bệnh mà nó mang lại.

Nhiều năm về trước, Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện. Có thể tận dụng để trị nhiều loại bệnh sau đây:

Sử dụng rau càng cua để điều trị bệnh như thế nào?

1. Đau đầu, đau bụng

Cách dùng: Lấy lượng rau càng cua đủ dùng đem sắc uống và dùng giã để đắp vào khu vực bị đau bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

2. Chữa bệnh thiếu máu

Chuẩn bị: 100g rau càng cua, 100g thịt bò.

Cách dùng: Rửa sạch rau càng cua trộn giấm. Thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới, trộn đều với rau càng cua, ăn nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần sẽ có tác dụng.

3. Chữa tiểu buốt, tiểu khó

Cách làm: Bạn hãy rửa sạch 150-200g rau càng cua, sau đó nấu chung với 330ml nước cho sôi, để nguội chia hai lần để uống trong ngày, uống liền 5 ngày hoặc ăn sống có thể chữa bệnh này rất hiệu quả.

4. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Chuẩn bị: 100g rau càng cua, 100g thịt ếch

Cách làm: Rửa sạch rau càng cua trộn giấm hoặc nước chanh tươi. Phần thịt ếch, bạn đem lột da bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột chiên vàng rồi trộn chung với rau để ăn từ 2-3 lần.

5. Chữa da khô sần, mụn nhọt, lở ngứa

Để chữa da khô sần, bạn hãy chuẩn bị 150g rau càng cua. Đem giã nát hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước uống. Đối với mụn nhọt lở ngứa do ban nóng, bạn hãy lấy 150g rau càng cua rửa sạch ăn sống hoặc xay nước uống.

6. Chữa viêm họng

Nguyên liệu: 300g rau càng cua, muối.

Cách làm: Rau càng cua rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước.

Xay nhuyễn rau càng cua rồi lọc lấy nước cốt. Đổ nước cốt rau càng cua ra ly, cho thêm vào một chút muối rồi uống. Dùng nước rau càng cua ngày 3 lần, bạn sẽ bất ngờ vì kết quả mà nó mang lại. Ngoài ra, cũng có người cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đại tiện dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng rau càng cua

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, dù rau càng cua là loại rau bổ dưỡng, trị được nhiều bệnh nhưng mọi người nên lưu ý 2 việc sau trước khi ăn:

- Đối với những ai bị bệnh sỏi thận thì không nên dùng rau càng cua vì trong loại rau này có hàm lượng canxi khá cao, có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hoặc tái phát.

- Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/menh-danh-la-loai-rau-dat-may-cung-nen-mua-ve-an-rau-cang-cua-dung-de-tri-benh-cuc-tot-nhung-khi-dung-hay-nho-2-dieu-quan-trong-sau-day-20200508204132173.chn)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Tôi bị kiết lỵ đã mấy tuần nay, đau bụng, mót rặn và đi đại tiện phân có nhầy máu. Tôi đã dùng Thu*c uống nhưng không khỏi.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với sức khỏe của tất cả trẻ em. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ điều trị bệnh ung thư nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY