Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Mẹo chữa á sừng bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả

Lá trầu không chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây ra bệnh á sừng, từ đó mang lại làn da đều màu, chắc khỏe

chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không là một trong những mẹo vặt của dân gian được lưu truyền từ nhiều đời. cách làm này không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt mà còn an toàn, lành tính và hầu như không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào. hãy tham khảo 6 cách dùng lá trầu không trị bệnh á sừng được trình bày trong bài viết dưới đây.

Tại sao lá trầu không có thể dùng chữa bệnh á sừng?

trầu không còn được biết đến với tên gọi khác là lá trầu, trầu cay, có tên khoa học là piper betle, thuộc họ trầu (piperaceae). đây là một trong những loại cây khá phổ biến ở nước ta và một số quốc gia khác trên thế giới như ấn độ, malaysia, indonesia,…

Trong đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có mùi thơm đặc trưng, được quy vào kinh tỳ, vị và phế. loại thảo dược này có tác dụng khu phong, kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm, giảm đau và ngứa ngáy.

Ở một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, trong lá trầu không có chứa nhiều thành phần thiết yếu cho cơ thể, chủ yếu là các thành phần hoạt chất hữu cơ và một số loại tinh dầu. lượng tinh dầu có trong lá trầu không chiếm khá nhiều, cứ 100gr lá thì có đến 2,5% tinh dầu. mặt khác, trong loại lá này còn chứa khá nhiều lượng acid hữu cơ như acid nicotinic, acid amin, caroten, đường, vitamin c,…

Đặc biệt hơn, lá trầu không còn xuất hiện nhiều thành phần hoạt chất được ví như Thu*c kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên như: engenol, chavicol, cadinen, estragol, methyl eugenol, tanin, caryophyllen,… những hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt và ức chế một số vi khuẩn, vi nấm khá mạnh, đặc biệt là các nấm gây viêm nhiễm ngoài da.

Với những thành phần và bản chất trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá trầu không để trị bệnh á sừng. cách làm này là một trong những mẹo vặt của dân gian, không chỉ lành tính, an toàn mà còn hiệu nghiệm. mọi đối tượng có thể áp dụng những bài Thu*c từ loại thảo dược này để cải thiện bệnh lý ngay tại nhà.

Mách bạn 6 cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không vừa đơn giản vừa hiệu quả

Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không theo kinh nghiệm của dân gian có rất nhiều cách. tùy vào những trường hợp mà người bệnh có thể áp dụng những bài Thu*c điều trị phù hợp. tham khảo 6 cách được chia sẻ dưới đây:

Cách 1: Nấu nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng

Nấu nước lá trầu không để tắm là một trong những cách làm mà phần lớn người bệnh biết đến và áp dụng rộng rãi. việc này không chỉ giúp loại bỏ các yếu tố dị nguyên bám trên da mà còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn hay nấm gây viêm nhiễm nhờ có các tinh chất của lá trầu không.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

    Rửa sạch toàn bộ lá trầu không bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;

Lưu ý: Sau khi tắm, có thể trên da của bạn xuất hiện mùi hăng của lá. Đây chỉ là mùi của tinh chất và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến da. Do đó, không nhất thiết tắm lại nhiều lần bằng nước mát để loại bỏ mùi hăng này.

Cách 2: Bài Thu*c đắp trị bệnh á sừng từ lá trầu không

Đối với vùng da bị á sừng có kích thước nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bài Thu*c đắp từ lá trầu không. khi đó, các hoạt chất và tinh dầu có trong lá trầu không thấm sâu vào trong lớp bì, đặc biệt là ổ nhiễm, từ đó giúp tiêu diệt và ức chế một số vi khuẩn gây hại. ngoài ra, cách làm này còn tạo thành lớp màng bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của mầm mống gây bệnh.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không (liều lượng có thể gia giảm dựa vào diện tích da bị tổn thương).

Cách thực hiện:

    Đem toàn bộ lá trầu không vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch, sau đó vớt ra để ráo nước;

lưu ý: trước khi tiến hành đắp Thu*c, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng bằng nước muối S*nh l* rồi dùng khăn sạch để lau khô nước.

Cách 3: Hết bệnh á sừng nhờ nước sắc lá trầu không

Uống nước sắc từ lá trầu không trị bệnh á sừng là một cách làm khác cũng được “lòng” người bệnh. bởi cách làm không chỉ đơn giản, tiết kiệm mà còn hiệu nghiệm. dùng nước sắc từ loại thảo dược này không chỉ giúp cải thiện tình trạng da bị bong tróc, nứt nẻ cho bệnh á sừng gây ra mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Nguyên liệu: 10 lá trầu không tươi.

Cách thực hiện: 

    Đem tất cả lá trầu không vừa được chuẩn bị ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại thêm một lần nước sạch;

lưu ý: những lần đầu có thể uống chưa quen do mùi hăng của lá trầu không. khi đó, người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ hoặc chia thành nhiều phần nhỏ hơn để uống hết trong ngày.

Cách 4: Trị bệnh á sừng bằng sự kết hợp giữa lá trầu không và bồ kết

Ngoài lá trầu không, bột kết cũng được biết đến là loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh ngoài da. trong dược liệu bồ kết, thành phần hoạt chất saponin chiếm phần lớn. hoạt chất này có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, làm săn se vùng da. đặc biệt, bột kết có thể làm tăng công dụng của lá trầu không nếu kết hợp, từ đó làm giảm tốc độ kết vảy của bệnh á sừng.

Nguyên liệu:

    Lá trầu không tươi ………………… 10 lá

Cách thực hiện:

    Lá trầu không và quả bồ kết cần được làm sạch rồi vớt ra để ráo;

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng bột kết cho phụ nữ đang mang thai, bởi trong loại dược liệu này có chứa một số thành phần hoạt chất có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cách 5: Xông hơi nước lá trầu không giúp cải thiện bệnh á sừng

Xông hơi là một thủ thuật không quá xa lạ và được nhiều người bệnh áp dụng tương đối nhiều. Khi đó, các thành phần hoạt chất có lợi sẽ thấm sâu vào trong các mô giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây hại, đồng thời giúp cải thiện cấu trúc ra. Bên cạnh đó, cách làm này còn mang lại cảm giác dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn và giảm bớt sự căng thẳng.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không bánh tẻ.

Cách thực hiện:

    Mang tất cả lá trầu không vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất, đất cát, sau đó vớt ra để ráo;

Lưu ý: Người bệnh nên giữ khoảng cách an toàn giữa nước nóng là làn da. Không nên áp sát vào nước nóng, điều này có thể gây bỏng da. Một lưu ý khác, người bệnh nên để vùng da bị tổn thương gần vị trí hơi nước để phát huy tối đa công dụng.

Cách 6: Kết hợp lá trầu không cùng với nhiều nguyên liệu khác để trị bệnh á sừng

Ngoài việc sử dụng độc vị lá trầu không, người bệnh có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để gia tăng công dụng của lá trầu không cũng như đẩy nhanh tiến độ chữa lành bệnh.

Nguyên liệu:

    Lá trầu không tươi …………………… 7 lá

Cách thực hiện:

    Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị ngâm cùng với nước muối pha loãng chừng 10 phút rồi vớt ra để ráo;

Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Tuy cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không được giới chuyên môn đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như sự an toàn khi áp dụng. tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

    Kết quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa, mức độ bệnh lý, cách dùng,… Đặc biệt là cần người bệnh kiên trì điều trị trong khoảng nhiều ngày liền để đủ thời gian cho các tinh chất có trong lá trầu không thấm sâu hoàn toàn vào trong lớp bì;

Để phát huy tối đa những công dụng của lá trầu không trong việc trị bệnh á sừng, ngoài việc nắm rõ những lưu ý trên, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. bởi đây cũng chính là yếu tố quyết định thời gian khôi phục bệnh lý nhanh hay chậm. cụ thể hơn:

    Luôn giữ cho cơ thể luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa sạch vệ sinh mỗi ngày, nhất là vùng da nhạy cảm;

Trên đây là 6 cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không cũng như một số lưu ý khi áp dụng. đa phần, ưu điểm lớn nhất của những bài Thu*c là lành tính, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ, do đó, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng trong khoảng thời gian dài. bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động thăm khám để theo dõi mức độ sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh da liễu uy tín, từ đó có những phương án điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Những thông tin hữu ích cho bạn đọc: Cách chữa á sừng bằng lá lốt hiệu quả nhanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-a-sung-bang-la-trau-khong)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY