Cây thuốc quanh ta hôm nay

Mẹo hay giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Các loại thảo dược tự nhiên như ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ thường được áp dụng trong điều trị y học cổ truyền Việt Nam để điều trị và làm giảm hiện tượng đau nhức xương khớp.

Xem ngay liều lượng và cách sử dụng trong bài viết này để áp dụng hiệu quả.

1. Cây xấu hổ

Chuẩn bị:

1,2 lạng rễ cây xấu hổ

1 chai rượu trắng nồng độ cồn 40

600ml nước sạch

Cách làm:

Rửa sạch rễ cây xấu hổ

Sao nóng rễ cây trên chảo rồi tẩm với rượu 40 độ cho khô hẳn

Sắc phần rễ cây xấu hổ với nước đợi cạn còn ⅔ nồi thì tắt bếp

Chắt nước để nguội và sử dụng uống trong ngày

Công dụng:

Cây xấu hổ có tác dụng chống viêm và an thần rất tốt.

Các bài Thu*c Nam từ cây này thường dùng chủ yếu để điều trị bệnh thoái hóa cột sống, khớp, suy nhược thần kinh mọi lứa tuổi,...

Liều lượng:

Mỗi tuần duy trì thực hiện từ 2-3 ngày.

Khám phá tại đây các loại Thu*c xương khớp tốt hiện nay

Hình dạng cây xấu hổ - loài cây mọc dại rất nhiều ở làng quê Việt

2. Dây đau xương

Chuẩn bị:

1 lạng dây đau xương

1 lít rượu trắng có độ cồn tối thiểu 40

Cách làm:

Có 2 cách sử dụng dây đau xương để chữa bệnh xương khớp:

Cách 1: Giã nát dây đau xương tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau.

Cách 2: Cắt dây đau xương thành khúc nhỏ bằng đốt ngón tay, sau đó đem sao vàng rồi ngâm với rượu. Mỗi ngày uống rượu ngâm này 3 lần, mỗi lần đong 1 chén nhỏ có tác dụng giảm đau rất tốt.

Công dụng:

Dây đau xương là vị Thu*c Nam được sử dụng từ xa xưa để chữa xương khớp. Nó có tác dụng rất tốt cho các bệnh như thư cân, chỉ thống, tê thấp, tê bại, đau thần kinh tọa và đau nhức xương khớp nói chung.

Tìm hiểu thêm nhiều phương pháp trị đau nhức xương khớp hiệu quả tại Khỏe Đẹp 365

Cây đau xương thường mọc theo dạng dây leo

3. Cây ngải cứu

Chuẩn bị:

2 đến 3 lạng ngải cứu tươi

120ml dấm gạo

Cách làm:

Nhặt và rửa sạch ngải cứu rồi đem phơi khô và giã nát

Trộn phần ngải cứu với dấm đun nóng

Lấy 1 tấm vải xô mỏng sạch nhúng vào hỗn hợp dấm ngải cứu rồi đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau.

Công dụng:

Cây ngải cứu là phương Thu*c điều trị đau xương khớp được cả y học hiện đại và y học cổ truyền nghiên cứu và công nhận. Thêm vào đó, loại thảo dược này cũng có tác dụng chống viêm và điều hòa khí huyết rất hiệu quả nên được nhiều bệnh nhân sử dụng.

Ngải cứu là phương Thu*c Nam điều trị được rất nhiều căn bệnh

4. Lá lốt

Chuẩn bị:

1 nắm lá lốt sạch vừa đủ cho 1 lần sử dụng

Cách làm:

Lá lốt đem nhặt và rửa sạch rồi phơi khô với gió

Sắc phần lá lốt với nước trong khoảng 30 phút đến khi cạn còn ⅔ nước

Lọc phần nước cốt để nguội và uống trong ngày

Công dụng:

Do tính nồng và hơi cay nên lá lốt có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức các vùng xương khớp, điển hình là đau lưng và đau cột sống.

Liều dùng:

Bạn có thể sử dụng bài Thu*c này do lá lốt rất lành tính. Duy trì mỗi ngày uống 2 lần để phát huy được tác dụng tối đa của bài Thu*c.

Ít ai biết lá lốt là loại Thu*c chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

5. Cây đơn châu chấu

Chuẩn bị

10 lạng vỏ cây xà cừ

10 lạng cây mặt quỷ

15 gam rễ cây đơn châu chấu

Các nguyên liệu này các bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các hiệu Thu*c hoặc các cửa hàng chuyên Thu*c Nam đều có bán

Cách làm:

- Đem tất cả các nguyên liệu trong phần chuẩn bị đi sắc với khoảng 600ml nước

- Đợi nước sôi đến khi cạn ⅓ thì tắt bếp

- Lọc phần nước cốt và uống 2 lần/ ngày

Công dụng

- Cây đơn châu chấu hay còn có tên gọi khác ở một số vùng miền là cây đinh lăng gai. Đặc tính của loại cây này là ấm, có vị cay, đắng nên rất tốt cho xương khớp và máu huyết.

- Các phương Thu*c từ cây đơn châu chấu rất phù hợp với bệnh nhân đang bị thoát bị đĩa đệm hoặc thoái hóa khớp.

- Duy trì áp dụng trong 1 thời gian nhất định có thể giảm tình trạng đau nhức đáng kể mà không bị ảnh hưởng các tác dụng phụ có hại đến sức khỏe.

Liều lượng sử dụng:

- Cây đơn châu chấu rất lành tính nên có thể sử dụng để uống hàng ngày đều được. Mỗi lần sắc Thu*c có thể uống từ 1-2 ngày.


Cây đơn châu chấu có nhiều thành phần hữu ích để giảm đau xương khớp

Với những bệnh nhân trên 60 tuổi nên kết hợp với thăm khám, bắt mạch tại các bệnh viện Đông y uy tín để sử dụng liều lượng phù hợp và chính xác nhất cho bản thân. Bởi các bài Thu*c được tổng hợp trong bài viết này chỉ được kê cơ bản, có thể với từng giai đoạn hay thể chất của người bệnh mà thời gian phát huy tác dụng cũng sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau.

Độc giả có thể xem thêm nhiều mẹo hay cũng như các bài viết hữu ích về sức khỏe trên website của chúng tôi. Rất mong nhận được phản hồi tích cực của độc giả trong bài viết này.

Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/meo-hay-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop-hieu-qua-68601.html)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY