Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Methionin - Thuốc giải độc paracetamol, giảm pH nước tiểu

Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystein để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan.

Tên quốc tế: Methionine.

Loại Thuốc: Thuốc giải độc paracetamol.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Nang 250 mg, 500 mg; viên nén 250 mg, 500 mg; dung dịch để tiêm truyền tĩnh mạch 75 mg/5 ml. Dạng kết hợp (là thành phần trong nhiều chế phẩm đa acid amin).

Tác dụng

Methionin tăng cường tổng hợp gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystein để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan. Methionin còn được dùng theo đường uống để làm giảm pH nước tiểu.

Chỉ định

Chủ yếu dùng điều trị quá liều paracetamol khi không có acetylcystein. Ngoài ra còn dùng để toan hóa nước tiểu.

Chống chỉ định

Người bệnh bị nhiễm toan.

Tổn thương gan nặng.

Thận trọng

Ở những người bệnh đã bị suy gan, methionin có thể làm cho tổn thương gan nặng thêm. Cần thận trọng khi dùng methionin cho người bệnh bị bệnh gan nặng.

Ở những người bệnh đã bị suy gan/tổn thương gan, methionin có thể làm bệnh về não do gan tiến triển mạnh. Không được dùng methionin để điều trị ngộ độc paracetamol nếu đã quá 12 giờ tính từ lúc uống Thuốc quá liều.

Cần chú ý khi truyền tĩnh mạch methionin cho người bị suy tim, giữ muối - giữ nước.

Thời kỳ mang thai

Chưa có dữ liệu.

Thời kỳ cho con bú

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng phụ và xử trí

Buồn nôn, nôn, ngủ gà, dễ bị kích thích.

Gây nhiễm toan chuyển hóa và tăng nitơ huyết ở người bị suy chức năng thận.

Giảm liều hoặc ngừng Thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Ðiều trị quá liều paracetamol: Liều uống ban đầu là 2,5 g, tiếp theo cứ cách 4 giờ lại uống 2,5 g, như vậy 3 lần. Ðiều trị phụ thuộc vào nồng độ paracetamol trong huyết tương. Cần tiến hành điều trị chậm nhất là 10 đến 12 giờ sau khi uống paracetamol. Cũng có thể truyền methionin theo đường tĩnh mạch. Nên uống trong bữa ăn hoặc khi đang no.

Tương tác

Methionin và levodopa: Methionin có thể làm giảm tác dụng của levodopa. Cần tránh dùng methionin liều cao ở người bệnh đang được điều trị bằng levodopa.

Ðộ ổn định và bảo quản

Tránh ánh sáng. Bảo quản ở nhiệt độ từ 5 đến 250C.

Quy chế

Thuốc dạng tiêm truyền phải được kê đơn và bán theo đơn.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/m/methionin/)

Tin cùng nội dung

  • Các acid amin được hình thành từ protid là một trong những nhóm dưỡng chất thường hiện diện bằng những chuỗi dài phân tử.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY