Khoa học hôm nay

Miếng dán chống say xe gây loạn thần?

MangYTe - Khi dán miếng dán này, Thu*c sẽ ngấm vào máu làm trẻ bị ảo giác. Lúc đó, trẻ nhìn thấy người này thành người khác, la hét, có những hành động bất thường.
Miếng dán chống say tàu xe có thể gây loạn thần - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mới đây, một bé gái 9 tuổi ngụ ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhập viện trong tình trạng cháu cứ bò lồm cồm, miệng la hét.

Người nhà kể cháu đạt học sinh giỏi nên gia đình thưởng cho cháu một chuyến đi chơi ở trung tâm TP.HCM. Lo cháu bị say xe nên trước khi lên ôtô, người nhà ra nhà Thu*c mua một miếng cao dán chống say tàu xe. Nào ngờ mới dán được một lúc, bé đã có triệu chứng như trên.

Miếng cao dán chống say tàu xe sử dụng một loại Thu*c ngấm qua da tên Scopolamine. Loại Thu*c này có tác dụng chống buồn nôn, chống nôn trên hệ thống thần kinh.

Khi dán miếng này vào, nếu người nào nhạy cảm sẽ bị loạn thần, ảo giác, lú lẫn, ngủ hoài, la hét, bò lồm cồm, không biết ai với ai. Những triệu chứng này rất giống với viêm não.

Bác sĩ TRƯƠNG HỮU KHANH

Mùa hè tăng số trẻ mắc

Tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, bé gái này được bác sĩ chẩn đoán bị loạn thần do trước đó đã dùng miếng cao dán chống say tàu xe. Vậy là thay vì được đi chơi, bé phải nằm viện điều trị trong hai ngày rưỡi.

Trước khi điều trị cho trường hợp này, các bác sĩ trong khoa cũng gặp một trường hợp nhỏ tuổi hơn, khoảng 5 tuổi, bị loạn thần do dùng miếng cao dán chống say tàu xe. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết các bác sĩ đã gặp một số trường hợp trẻ em bị loạn thần do trước đó đã được phụ huynh dán cho miếng cao chống say tàu xe.

Bác sĩ Khanh cho hay mùa hè trẻ được đi chơi xa nhiều hơn, số lượng các bé dán cao nhiều hơn, do đó những trường hợp bị loạn thần do dán miếng chống say xe nhập viện cũng nhiều hơn.

Trẻ nhạy cảm dễ bị ảo giác khi dán

Theo bác sĩ Khanh, khi trẻ dán miếng cao, có hai khả năng xảy ra. Một là trẻ sẽ lừ đừ nên người nhà tưởng trẻ vẫn còn say xe, có thể kéo dài đến 3 ngày. Hai là trẻ sẽ bò lồm cồm, la hét, giống như viêm não nên các bậc cha mẹ rất sợ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Nên chống say tàu xe bằng các biện pháp dân gian là ý kiến của nhiều bác sĩ. Theo bác sĩ Khanh, say xe là chuyện bình thường, tùy theo trẻ em hoặc người lớn có độ nhạy cảm khác nhau có thể bị ói khác nhau. Giải quyết “không ói” có rất nhiều phương pháp như phương pháp dân gian, phương pháp dùng Thu*c, nhưng tuyệt đối có một số Thu*c không được tự dùng cho trẻ em như miếng dán chống say xe này.

Các bác sĩ nhấn mạnh trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng loại Thu*c nào để chống say tàu xe. Còn trẻ 2 tuổi trở lên có thể dùng những loại Thu*c cho ngủ dần để bớt say xe, nhưng trong trường hợp cần lắm mới nên sử dụng. Về nguyên tắc, các nước khác không cho sử dụng miếng dán này dành cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, có thể dùng những phương pháp dân gian, như đừng ăn no quá hoặc đói quá khi lên xe, đừng bàn việc trẻ bị say khi trẻ lên xe. Trước khi đi xe mà ba mẹ cứ nhắc trẻ hoài: “Con ráng đừng ói nha” là trẻ sẽ bị ói. Cho trẻ ngồi ở ghế ít bị xóc, không có gió lùa, cho trẻ nhìn xung quanh chứ đừng nhìn một điểm, cho ngậm gừng... để trẻ bớt bị say xe.

Người lớn cũng có thể bị loạn thần

Trẻ bị loạn thần do dán miếng say xe vào viện có triệu chứng rất giống với trẻ viêm não, nếu bác sĩ không có kinh nghiệm về miếng dán này có thể sẽ cho làm rất nhiều xét nghiệm vì sợ trẻ bị viêm não.

Do vậy, nếu sau khi dán miếng chống say xe, trẻ có triệu chứng như kể trên thì người nhà nên thông báo với bác sĩ có cho trẻ dán miếng cao đó, giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh bệnh.

Không chỉ trẻ em, những người lớn dán miếng cao này cũng có thể bị loạn thần (liên quan đến cơ địa). Tỉ lệ người sử dụng miếng dán này có tác dụng phụ hơn 10%.

THÙY DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/mieng-dan-chong-say-xe-gay-loan-than-1371133.htm)

Tin cùng nội dung

  • Say tầu xe! Bất kỳ loại hình giao thông vận tải nào cũng có thể gây ra bệnh về chuyển động. Bệnh từ cảm giác lo lắng đến toát mồ hôi lạnh, chóng mặt và sau đó nôn, thường dịu xuống ngay sau khi ngừng chuyển động.
  • Say tàu xe (hay là buồn nôn và nôn do say tàu xe) là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí dụ đi tầu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).
  • Khi bệnh nhân bị suy nhược thần kinh có các triệu chứng dễ hưng phấn hoặc dễ mệt mỏi, suy kiệt, buồn rầu, chán nản, ngủ kém...
  • Rối loạn thần kinh tim nằm trong phạm vi chứng chính xung của y học cổ truyền là hồi hộp, đánh trống ngực. Theo y học hiện đại là hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân...
  • Thu*c dán được xem là khá an toàn và tiện dụng so với các đường sử dụng khác như uống, tiêm, Thu*c đạn... Miếng dán được dùng để đưa Thu*c vào cơ thể qua da một cách có kiểm soát.
  • Mùa hè - mùa du lịch, nhiều người bị say tàu xe đã cố gắng thực hiện những chuyến du lịch bằng việc sử dụng Thu*c chống say tàu xe.
  • Có phụ huynh bạn cháu mách dùng miếng dán vào da thì tránh được say xe. Xin quý báo nói cho cháu rõ cách dùng Thu*c này như thế nào?
  • Ngoài những hậu quả kinh hoàng gây ra các nạn nhân trong hàng loạt vụ án, Scopolamine cũng có lợi ích đáng kể nếu sử dụng đúng cách.
  • Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa...
  • Gần đây, tôi rất hay mệt mỏi, choáng váng và có cảm giác đau ngực, đi khám bác sĩ nói bị rối loạn thần kinh tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY