Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bài Thuốc trị rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim nằm trong phạm vi chứng chính xung của y học cổ truyền là hồi hộp, đánh trống ngực. Theo y học hiện đại là hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân...
rối loạn thần kinh tim">rối loạn thần kinh tim nằm trong phạm vi chứng chính xung của y học cổ truyền là hồi hộp, đánh trống ngực. Theo y học hiện đại là hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân với những triệu chứng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, hồi hộp, chóng mặt, loạn nhịp tim, dễ ngất... Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh là do tâm huyết hư; âm hư hỏa vượng; dương hư và do sang chấn tinh thần... tùy từng thể bệnh mà dùng bài Thuốc thích hợp như sau:

Thể tâm huyết hư:

Biểu hiện: tim đập nhanh, hồi hộp, chất lưỡi đỏ, ngủ ít, trằn trọc, ngủ hay mê, mạch tế, nhược, sác.

Dùng 1 trong 2 bài Thuốc sau:

Bài 1: Bố chính sâm 20g, củ mài 12g, hạt sen 12g, hà thủ ô 12g, rau má 12g, quả dâu chín 12g, long nhãn 12g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, mộc hương 6g, viễn chí 8g, táo nhân 8g, long nhãn 8g, phục linh 8g, đại táo 8g, thục địa 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể âm hư hỏa vượng:

Biểu hiện: tim hồi hộp, chóng mặt nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, triều nhiệt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, họng khô, mạch tế, sác.

Dùng 1 trong 2 bài Thuốc sau:

Bài 1: Thiên môn 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, bá tử nhân 12g, táo nhân 8g, thạch hộc 12g, thục địa 12g, bố chính sâm 12g, hạt sen 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: toan táo nhân 8g, đan sâm 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 12g, thục địa 12g, viễn chí 8g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 20-30g.

Dương hư đàm ẩm thượng xung:

Biểu hiện: hồi hộp tâm phiền thổn thức không yên, mệt mỏi, nặng nề, da trắng nhợt, đau lưng mỏi gối, nhức đầu, ăn uống kém, ngủ ít, mạch hoạt.

Dùng 1 trong 2 bài Thuốc sau:

Bài 1: Thục địa 12g, hoài sơn 16g, trạch tả 8g, liên nhục 8g, phụ tử chế 8g, nhục quế 6g, hạt sen 12g, táo nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Phục linh 12g, quế chi 6g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 6g, đương quy 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tâm can khí uất (sang chấn tinh thần):

Biểu hiện: tinh thần hẫng hụt, hoảng hốt, sợ hãi phiền muộn, nằm ngồi không yên, chán ăn, ngủ ít hay bị bóng đè, mạch huyền, trầm.

Bài 1: Quế chi 6g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, đại táo 12g, long cốt 20g, mẫu lệ 16g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bạch truật 12g, bạch linh 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, bạc hà 8g, trần bì 6g, cam thảo 8g, sinh khương 4g, uất kim 8g, chỉ xác 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

BS. Lê Thị Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-roi-loan-than-kinh-tim-20984.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY