Kinh tế xã hội hôm nay

TP Hồ Chí Minh: Triển khai thử nghiệm “cấp cứu trầm cảm”

(MangYTe) - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, xuất phát từ yêu cầu trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần, Sở sẽ triển khai thử nghiệm “cấp cứu trầm cảm”. Hoạt động này sẽ do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh đảm trách.

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm là rất quan trọng. (nguồn: internet)

Theo sở y tế tp hồ chí minh, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần khá phổ biến, biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến trung bình và đáng ngại nhất là thể nặng vì hầu hết người mắc chứng trầm cảm ở thế này thường sẽ tìm đến cái chết.

Điều đáng lo ngại đã được nhiều báo cáo khoa học trên thế giới ghi nhận chính là tác động của dịch bệnh covid-19 lên sức khỏe tâm thần của người dân.

Số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới cho thấy, trong năm đầu tiên của đại dịch covid-19, tỷ lệ người dân mắc chứng lo âu và nặng hơn là bị trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%. đối với người bị trầm cảm, đặc biệt là thể nặng thì việc tìm đến cái chết gần như là kết cục có thể đoán trước được. do đó, người xung quanh kịp thời phát hiện các dấu hiệu tự sát và kịp thời gọi đội cấp cứu đến hỗ trợ trở thành một hoạt động thiết thực cần được triển khai.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này, sở y tế tp hồ chí minh đã gặp gỡ và đặt vấn đề với các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên khoa tâm thần và cấp cứu ngoài bệnh viện, tất cả các chuyên gia đều có đồng quan điểm về sự cần thiết khi ngành y tế triển khai thêm hoạt động “cấp cứu trầm cảm”, hoạt động này sẽ do trung tâm cấp cứu 115 và bệnh viện tâm thần tp hồ chí minh đảm trách.

Khi phát hiện người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp, một thành viên trong một tập thể cùng làm việc chung, sinh hoạt chung có các biểu hiện và dấu hiệu của chứng trầm cảm nặng thì mọi người gọi ngay đến số 115 - số trực cấp cứu của trung tâm cấp cứu 115 hoặc số 19001267 - số điện thoại chăm sóc khách hàng của bệnh viện tâm thần tp hồ chí minh.

Sau khi tiếp nhận cuộc gọi, nhân viên y tế trực tổng đài sẽ hỏi một số câu hỏi sàng lọc và sẽ báo tin khẩn cấp đến đội cấp cứu 115. nhận được tin, đội cấp cứu ngoại viện 115 sẽ tiếp cận hiện trường để thuyết phục và đưa người bệnh đến bệnh viện tâm thần để được chăm sóc và điều trị, khi tình trạng rối loạn tâm thần thuyên giảm, người bệnh sẽ được chuyển về địa phương chăm sóc ngoại trú thông qua mạng lưới chăm sóc rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng.

Ngành y tế tp sẽ triển khai chương trình nâng cao năng lực của các cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh tâm thần, đảm bảo hỗ trợ tư vấn, chăm sóc, nâng đỡ tinh thần từ xa và mang nguyên lý “cấp cứu trầm cảm”.

Cụ thể là thiết lập mạng lưới hệ thống “cấp cứu trầm cảm”, hỗ trợ tâm thần khẩn cấp, đào tạo chuyên viên các đơn vị để có khả năng xử trí cấp cứu các vấn đề sức khỏe tâm thần, hỗ trợ khám sàng lọc, tư vấn từ xa giúp giải quyết ngay nhu cầu liên quan tâm lý - tâm thần của người bệnh, thông qua hệ thống kênh tổng đài và đường dây nóng. cập nhật kiến thức, đào tạo nguồn lực nhân viên y tế, cộng tác viên điều trị tâm lý tại tuyến cơ sở, nhận dạng các thách thức về sức khỏe tinh thần, kỹ năng cải thiện sức khỏe tinh thần của chính mình thông qua hoạt động tự chăm sóc và khả năng sàng lọc, cấp cứu và chuyển gửi các trường hợp người có vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Đồng thời, triển khai các giải pháp chăm sóc và nâng đỡ tinh thần bằng các biện pháp tư vấn dinh dưỡng, chế độ luyện tập và kết hợp các phương pháp y học hiện đại và cổ truyền.

Hà My

Link bài gốc Lấy link

Hà My

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/y-te/tp-ho-chi-minh-trien-khai-thu-nghiem-cap-cuu-tram-cam/20220722111146175)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY