Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

MMR – II: Vacxin phòng bệnh Sởi, quai bị, rubella

Vắc xin MMR II là gì? Vắc xin MMR II là vắc xin sống, giảm độc lực giúp phòng 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. Đây là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.

Nguồn gốc:

Merck Sharp and Dohme (Mỹ)

Chỉ định:

Vắc xin MMR –II được chỉ định để tạo miễn dịch phòng 3 bệnh : sởi, quai bị, rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

Lịch tiêm chủng:

Tiêm chủng mũi đầu tiên cho trẻ vào khoảng từ 12 -15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con.– Mũi tiêm nhắc lại nên được chủng ngừa vào lúc 4-6 tuổi (độ tuổi đi học) vì đây là thời điểm trẻ dễ bị phơi nhiễm do tiếp xúc. Mũi tiêm nhắc lại còn có tác dụng tạo ra biến đổi thể dịch cho những trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm lần trước

Đường tiêm:

Tiêm dưới da, không được tiêm tĩnh mạch

Chống chỉ định:

- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.-Người đang mang thai, phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin cho phụ nữ.

- Có tiền sử dị ứng với neomycin.

- Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.

- Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng Thu*c ức chế miễn dịch.

- Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; hoặc ở người có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.

– Người bị bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch; các bệnh gây giảm hoặc vô gama- globulin máu.

- Người có tiền sử trong gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền cho đến khi chứng minh được họ có khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine

Thận trọng khi sử dụng:

Luôn có sẵn dụng cụ và phác đồ cấp cứu sốc phản vệ khi tiêm chủng vắc xin

- Cẩn trọng với người có tiền sử co giật và có tiền sử tổn thương não.

Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng sốt xảy ra sau khi tiêm.

- Quá mẫn với trứng: người có phản ứng dị ứng với trứng cần đặc biệt thận trọng khi tiêm vắc xin này bởi vì vắc xin sống phòng sởi và quai bị được nuôi cấy trên phôi gà.

- Giảm tiểu cầu: sau khi tiêm vắc xin ở những người có bệnh giảm tiểu cầu thì mức độ giảm tiểu cầu sẽ trầm trọng hơn. Mức độ giảm tiểu cầu sẽ lũy tiến khi tiêm nhắc lại lần sau.

– Đối với những trẻ có nhiễm virus HIV nhưng không có biểu hiện lâm sàng của suy giảm miễn dịch thì vẫn có thể tiêm phòng bằng MMR-II nhưng phải theo dõi hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đã tiêm phòng. Bởi vì khả năng đáp ứng miễn dịch có thể không bằng so với các trẻ bình thường khác.

– Đã có nghiên cứu cho thấy vắc xin sởi-quai bị- rubella có thể làm ức chế tạm thời tính nhạy cảm của da với tuberculin, vì vậy phải thực hiện test tuberculin trước hoặc đồng thời với việc tiêm vắc xin-Chưa có nghiên cứu về việc tác động của vắc xin lên trẻ em đang bị nhiễm lao mà chưa được điều trị.

– Cũng như các vắc xin khác, MMR-II không gây được đáp ứng thể dịch 100% trên người đã được tiêm chủng.-Phụ nữ đang cho con bú: cần thận trọng khi tiêm phòng, chưa có thông tin về việc vắc xin sởi, quai bị có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Đã có thông tin về việc vắc xin rubella bài tiết qua sữa mẹ và có biểu hiện lâm sàng nhiễm virus rubella trên trẻ bú mẹ.

Tác dụng không mong muốn:

Cảm giác rát bỏng hoặc đau nhói tại vùng tiêm.

– Ít gặp: sốt (từ 380C trở lên, trên da có vùng ban đỏ nhưng thường nhẹ.-Hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, chai hoặc căng cứng, đau họng, khó chịu, sởi không điển hình, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

- Các phản ứng quá mẫn trên da như nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.

– Đau cơ, khớp: thường thoáng qua và không bị mạn tính. Hay xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trưởng thành.

Tương tác Thu*c:

Phải tiêm vắc xin MMR –II trước hoặc sau một tháng khi dùng những loại vắc xin virus sống khác.

- Có thể tiêm cùng thời điểm với vắc xin Varicella và vắc xin Hib nhưng phải ở các vị trí khác nhau.

- Chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu lâm sàng về việc tiêm chủng MMR-II cùng với vắc xin bạch hầu- ho gà- uốn ván và vắc xin bại liệt OPV vì thế không nên sử dụng đồng thời.

– Không tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền máu hay huyết tương vì sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch.

Bảo quản:

Trước khi hoàn nguyên, vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C và tránh ánh sáng.

-Sau khi hoàn nguyên nên sử dụng ngay vắc xin, có thể sử dụng được vắc xin đã hoàn nguyên nếu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-80C, tránh ánh sáng trong vòng 4 giờ. Sau 4 giờ phải hủy bỏ vắc xin theo quy định

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/mmr-ii-vacxin-phong-benh-soi-quai-bi-rubella)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bản thân Rubella thì “hiền” nhưng biến chứng rất đáng sợ. Dự báo mùa dịch Rubella năm nay còn kéo dài thêm 2 tháng nữa.
  • Tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm bùng phát thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ) và sởi - quai bị - rubella.
  • Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY