Ẩm thực hôm nay

Món ăn bài Thuốc từ hạt dẻ

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe.
Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên “quả của tỳ”, “quả của thận”, là “vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.

Hạt dẻ tính ôn, vị ngọt, rất bổ (bổ khí, tỳ phế, thận). Hạt dẻ được dùng làm thức ăn dinh dưỡng phòng chữa mỡ máu cao, xơ vữa mạch, tăng huyết áp, bệnh tim. Có hiệu quả trị liệu đối với viêm loét xoang miệng, lưỡi, môi (do thiếu vitamin nhóm B, nhất là B2…).

Một số món ăn phòng chữa bệnh bằng hạt dẻ

1. Nhuận táo, tan đờm: hạt dẻ 250g, thịt lợn nạc 500g, gia vị vừa đủ ninh nhừ ăn với cơm. Dùng tốt cho trường hợp viêm phế quản mạn tính, ít đờm.

2. Bổ thận khí, ấm trung tiện, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt. Dùng cho người tỳ vị yếu, phù nề, phụ nữ sau sinh: hạt dẻ 150g, gà trống choai chỉ lấy phần thân (bỏ đầu, cổ, chân), trứng gà 1 quả, bột nước 30g, nước thịt luộc 0,75 lít, gia vị: xì dầu, hành, gừng.

3. Bổ thận, khí huyết, tỳ vị: dùng cho người thận hư suy nhược, mất ngủ hay quên: hạt dẻ 200g, nấm hương 5 cái, chim bồ câu non 1 con. Gia vị nước luộc thịt 2 bát con, rượu 1 thìa con, nước gừng 1 thìa con, hạt tiêu một ít, dầu vừng, xì dầu. Ướp thịt chim vào gia vị. Rán qua rồi cho tất cả vào ninh chín.

4. Bổ âm nhuận táo, bổ thận khỏe cơ. Dùng cho người âm hư, ho lâu ngày, da khô, lưng gối mỏi: hạt dẻ 150g, bách hợp 20g, khiếm thực 15g, thịt nạc 100g, cá tươi 1 con 250g. Cá rán hơi vàng rồi cho các thứ còn lại ninh trong 2 giờ, nêm gia vị.

5. Bổ thận khí, chắc răng: hạt dẻ 100g, gạo 100g, đường phèn 100g, nước 1 lít. Hạt dẻ rang thơm nghiền nhỏ, cho đường phèn vào. Gạo nguyên hạt hoặc tán bột nấu cháo cho bột dẻ rang vào cháo ăn.

Cách bóc vỏ hạt dẻ lấy nhân thức ăn, Thuốc: Nếu rang hạt dẻ thì trước đó dùng dao rạch 1 đường trên hạt dẻ thì khi rang nóng vỏ rẽ nứt ra, dễ bóc.

- Nếu luộc thì trước đó cho ít dầu rán vào nước luộc thì vỏ hạt dẻ sẽ mềm hơn nên dễ bóc.

BS. Phó Thuần Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-bai-thuoc-tu-hat-de-6549.html)
Từ khóa: hạt dẻ

Chủ đề liên quan:

hạt dẻ

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu,
  • Mặc dù suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính, một khi đã mắc thì không thể trị khỏi hoàn toàn, nhưng với sự trợ giúp của hạt dẻ ngựa thì hầu hết các triệu chứng của bệnh đều được hạn chế tối đa. Giúp người bệnh trở lại với cuộc sống hàng ngày và tự tin giao tiếp với mọi người.
  • Có khi vì công việc lu bù, cũng có khi chính vì bị vợ yêu cầu “nộp thuế” nhiều khiến các ông cảm thấy chán yêu hoặc có chăng chỉ là nghĩa vụ mỗi khi gần gũi.
  • Hạt dẻ ngựa là loại hạt của cây bản địa trên bán đảo Balkan. Hạt dẻ ngựa còn thịnh hành trên các địa điểm khắp các vùng phía bắc của thế giới.
  • Hạt dẻ còn có tên khác là lật quả, bản lật, đại lật... Tên khoa học: Castanea mollissima Blume., họ Dẻ (Fagaceae).
  • Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên quả của tỳ, quả của thận là vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.
  • Để tăng cường vẻ đẹp của đôi gò bồng đảo, ngoài việc luyện tập, mặc áo nịt ngực đúng cách, ăn uống thích hợp cũng là một trong những bí quyết giúp phụ nữ tăng thêm phần quyến rũ.
  • Ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn, nhất là món hạt dẻ nướng nóng hổi trong mùa lạnh, loại hạt này còn là vị Thu*c quý dùng để chữa nhiều loại bệnh.
  • Trong thời kỳ bầu bí, các mẹ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài việc tăng cường ăn thịt, cá, rau củ quả thì một số loại hạt dưới đây cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú cho các mẹ bầu.
  • Nào, bé ngoan, đưa bàn tay nhỏ xinh ra, bác bỏ đầy hạt dẻ cho nào. - Thôi bác bỏ cho bố cháu đi ạ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY