Kinh tế xã hội hôm nay

Món ngon cuối tuần: Bún hến nước lèo sẽ trở thành cực phẩm nếu có thêm thứ này

Buổi sáng cuối tuần có nhiều thời gian chị em hãy chiêu đãi cả nhà món bún hến nước lèo vừa có hương vị chua dịu ngọt mát, vừa chế biến dễ dàng.

Nguyên liệu cho 4 người ăn:

- 1 kg hến sống, 2 quả cà chua, hành khô, hành lá, một ít rau sống, rau muống, hoa chuối, tía tô, sa tế, hạt điều, hạt nêm, muối, đường.

- 1 kg bún tươi.

Cách chế biến:

-Hến mua về rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo khoảng 2-3 giờ cho sạch hết bùn đất. Rửa lại hến bằng nước sạch rồi cho vào nồi cùng 1 thìa cà phê muối luộc chín.

-Khi hến mở miệng thì tắt bếp cho vào một cái rổ nhỏ, đem đãi trong thau nước lạnh để lấy phần thịt hến. Bạn có thể ướp thịt hến với chút nước mắm hoặc gia vị cho đậm đà. Sau đó giữ lấy phần nước luộc để riêng cho lặng cặn rồi lọc lấy phần nước trong để nấu nước dùng.

-Cà chua bổ múi cau, hành lá xắt khúc.

-đặt chảo lên bếp cho thêm một ít dầu rồi cho hành khô băm nhuyễn vào phi thơm, cho thịt hến vào xào săn, tiếp đến cho cà chua đã thái vào đảo đều. thêm 1 thìa nhỏ sa tế và ít màu hạt điều.

- Tiếp đến cho nước luộc hến vào đun sôi, nêm vừa ăn rồi cho hành lá vào.

Món bún hến nước lèo có hương vị độc đáo, ăn ngon miệng và rất thanh mát, thịt hến ngon ngọt đậm đà, nước dùng có vị chua thanh.

Và bạn phải ghi nhớ, tuyệt đối không được thiếu màu hạt điều, bởi có thêm màu hạt điều món ăn sẽ ngon và đẹp mắt hơn. 

Chúc bạn thành công!

Minh Hoa (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/mon-ngon-cuoi-tuan-bun-hen-nuoc-leo-se-tro-thanh-cuc-pham-neu-co-them-thu-nay-a479522.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những thực phẩm chín (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, giò xào…), người dân có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.
  • Mười năm trước, tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ không bao giờ uống nước mía – thứ đồ uống tôi thích nhất nữa, khi thấy một con nhặng nổi lềnh phềnh trong cốc nước mía đang cầm trên tay.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Sắn (khoai mì) là loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng.
  • Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi.
  • Ngày trước, khi tôi học thi, mẹ tôi hay nấu canh cà chua với trứng cho tôi ăn và nói món ăn này rất bổ dưỡng...
  • Lá tía tô dùng làm gia vị và vị Thuốc hay dùng trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống, cành làm Thuốc an thai.
  • Kết quả nghiên cứu tiết lộ, nam giới duy trì ăn cà chua trong 10 bữa mỗi tuần có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến 18%.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY