Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một trẻ sơ sinh bị bỏng nặng, nhiễm trùng máu do sưởi ấm bằng than

(MangYTe) - Bé 13 ngày tuổi quê Bình Phước cấp cứu ở Bệnh viện Nhi đồng 2 do bỏng, nhiễm trùng máu, áp xe sau vài ngày nằm than sưởi cùng mẹ.

Theo thông tin đăng tải trên Zing.vn, sáng 12/10, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) đang điều trị cho trường hợp bé gái ở Bình Phước, mới sinh 13 ngày đã phải nhập viện để điều trị bỏng.

Trước đó, bé sơ sinh được gia đình được chuyển vào khoa Cấp cứu, sau đó là khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong tình trạng sốt cao, lừ đừ, bụng chướng, lưng bị sưng nề, đỏ.

Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết, bé được chẩn đoán bị bỏng độ 2, áp-xe, nhiễm trùng máu, hậu quả của việc gia đình cho bé nằm hơ than cùng với mẹ.

Mẹ của bé gái cho biết sau sinh, người nhà thấy trời lạnh nên đốt than để dưới giường cho hai mẹ con chị sưởi ấm. Ngày đầu tiên nằm than, bé khóc, sốt nhẹ nhưng bế lên lại nín. Người nhà cứ nghĩ bé đòi mẹ bế.

Một trẻ sơ sinh bị bỏng nặng, nhiễm trùng máu do sưởi ấm bằng than - ảnh 1

Sau 2 ngày gia đình cho nằm than sưởi ấm, cháu bé bị bỏng nặng

Sang ngày thứ hai, bé sốt cao hơn, sốt liên tục không giảm, bụng chướng, sờ vùng da lưng thấy cứng, bé khóc nhiều hơn. Đến ngày thứ ba, bé khóc dữ đội, bỏ bú, gia đình không cho bé nằm than và đưa bé vào Bệnh viện thị xã Bình Long (Bình Phước) để khám và điều trị. Các bác sĩ ở đây nhận định bé có khả năng bị viêm ruột, sưng mô và chuyển bé lên tuyến trên.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, sau vài ngày điều trị bằng kháng sinh, tình trạng sốt của bé có giảm nhưng tổn thương ở lưng không đỡ mà diễn tiến nặng hơn. Vùng lưng của bé nổi bóng nước, da phập phều, vùng trung tâm bị hoại tử.

Các bác sĩ khoa Sơ Sinh hội chẩn với các bác sĩ khoa Ngoại để tiến hành rạch dẫn lưu mủ, điều trị chỗ áp xe cho bé, đồng thời tiếp tục điều trị kháng sinh. Dự kiến, sau 20-30 ngày vết thương của bé mới có thể hồi phục.

Một trẻ sơ sinh bị bỏng nặng, nhiễm trùng máu do sưởi ấm bằng than - ảnh 2

Bác sĩ đã rạch da dẫn lưu mủ, điều trị tích cực cho bệnh nhi

Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với PV báo Dân Trí, ThS.BS Nguyễn Thị Kim Anh, Quyền Trưởng khoa Sơ sinh cho biết, tại đây từng tiếp nhận một số bé bị bỏng do nằm than nhưng đây là trẻ bị tổn thương nặng nhất.

Bác sĩ Kim Anh khuyến cáo, cộng đồng không nên sưởi ấm cho bé bằng phương pháp cho nằm than vì da trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị tổn thương và các bé chưa có khả năng tự thoát khỏi nơi nguy hiểm. Ngoài ra, khí CO khi đốt than có thể gây ngạt nếu nằm trong phòng kín. Khi trời lạnh, phụ huynh có thể mặc quần áo ấm, đội nón, mang vớ... để giữ ấm cho trẻ.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/mot-tre-so-sinh-bi-bong-nang-nhiem-trung-mau-do-suoi-am-bang-than-161482.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY