thế nào cho đúng. Bài viết sau đây giúp các bạn hiểu đúng về vấn đề này.
Mụn cóc thường gặp phát triển trên da do virut HPV (human papilloma virut) gây ra. Chúng có thể mọc ở bất cứ vùng nào trên da, thường gặp nhất là ở bàn tay, hay dưới lòng bàn chân, ngón chân, bộ phận Sinh d*c. Tuy nhiên, bệnh có thể do sự phát tán của virut thông qua tiếp xúc. Mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng đề kháng của bệnh nhân. Ngoài ra, nếu dùng chung đồ với người có mụn cóc (khăn mặt, khăn tắm, giầy dép, quần áo) cũng có thể bị lây.
Mụn cũng có thể tự lây lan trên bản thân người bệnh. Càng để lâu, càng có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên sớm, giúp ngăn ngừa virut lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể hoặc cho người khác.
Tuy nhiên, mụn cóc có thể tái phát sau khi có thể trở thành vấn đề dai dẳng. Vì vậy, người bệnh phải dứt điểm không chỉ những “mụn cóc mẹ” mà còn phải tiêu diệt “mụn con” ngay từ khi có dấu hiệu.
Mụn cóc có rất nhiều loại khác nhau, và được xác định theo các khu vực nổi mụn trên cơ thể và hình dạng của hột mụn. Mụn cóc thông thường: là các sẩn sừng với bề mặt không đều, thô. Có kích thước từ 1mm -10mm. Xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường thấy nhất trên bàn tay và đầu gối. Mụn cóc dạng sợi chỉ: Mụn cóc mọc dài thon. Thường thấy trên mặt, xung quanh môi, mí mắt, hoặc lỗ mũi. Mụn cóc sâu lòng bàn tay - lòng bàn chân: khởi đầu là sẩn nhỏ bóng láng và tiến triển sâu xuống dưới da, bề mặt tăng sừng, thô, bao quanh bởi làn da chai cứng, đau. Vùng chịu lực ở lòng bàn chân như các gò, gót chân và đầu xương bàn chân. Ở lòng bàn tay, thường ở dưới móng và quanh móng. Mụn cóc phẳng: sẩn, bằng phẳng hoặc nhô ít, màu hồng da, bề mặt mịn hoặc hơi tăng sừng. Có kích thước lớn hơn hoặc bằng 1 - 5mm với số lượng nhiều, có thể thành nhóm. Thường xuất hiện ở mặt, bàn tay và cẳng chân. Mụn cóc ghép mảnh: là một mảng các mụn cóc gần nhau kết lại. Chúng thường thấy trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ mắc phải ở trẻ em cao hơn vì chúng hiếu động và thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất... Virut HPV thường sống ở những nơi ấm. Làm móng, cắt khóe móng chân, tay... cũng là nguyên nhân thường gây mụn cóc ở người lớn (nhất là phụ nữ). Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch như khi bị ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AIDs dễ bị mụn cóc và thường lâu khỏi.
Mụn cóc phát triển nhanh hoặc lây lan sang các vùng da lân cận hoặc mụn cóc có triệu chứng hoặc mụn đã tồn tại hơn 2 năm.
Mục tiêu điều trị là để tiêu diệt hoặc loại bỏ các mụn cóc mà không tạo mô sẹo. Mụn cóc được xử lý như thế nào phụ thuộc vào loại mụn cóc, vị trí, triệu chứng.
Đây là bệnh gây ra do virut, có khi bệnh tự nhiên khỏi không để lại dấu vết gì trong vòng 6 tháng. Trường hợp này cũng ít xảy ra, chủ yếu là ở trẻ em. Càng để lâu mụn cóc thường có khuynh hướng lây lan nhiều hơn, do đó nên điều trị càng sớm càng tốt.
Đến nay chưa có phương pháp nào đáng tin cậy hoàn toàn vì đã nhiều người áp dụng nhưng không thấy có kết quả. Người bị mụn cóc cũng không được tự ý can thiệp vào nốt mụn như dùng dao lam rạch, kim châm,...bởi rất dễ gây nhiễm trùng.
Người bệnh không cần quá lo lắng bởi virut HPV gây ra mụn cóc không phải chủng virut HPV gây các bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung. Hơn nữa, mụn cóc có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị hợp lý.
Chọn giày dép thích hợp, vừa vặn. Giữ chân luôn khô ráo và thay tất thường xuyên. Dùng các miếng đế lót, đệm lót (trong giày dép) ở vị trí có các mụn cóc để giảm đau hay khó chịu. Không tỉa, chải hoặc cạo khu vực có mụn để tránh lây lan virut.
Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay. Giữ bàn tay như khô nhất có thể, vì mụn cóc khó kiểm soát trong một môi trường ẩm. Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc. Sử dụng đồ cá nhân riêng để tránh lây nhiễm mụn cóc.