Trong đó, 2,5 triệu liều dành cho Mexico và 1,5 triệu liều còn lại thuộc về Canada. Jen Psaki, Thư ký báo chí Nhà Trắng, cho biết kế hoạch chưa hoàn thiện, song đó là mục tiêu sắp tới của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Một thời gian dài, hàng chục triệu liều vaccine bị "đắp chiếu" tại các cơ sở sản xuất của mỹ. dù đã được chấp thuận tại hơn 70 quốc gia, vaccine thử nghiệm ở nước này vẫn chưa có kết quả. thử nghiệm từng bị tạm dừng trong 7 tuần hồi mùa thu năm ngoái vì nghi ngờ vaccine gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh ở tình nguyện viên. chính vì vậy, mỹ chưa phê duyệt vaccine.
Bà Psaki cho biết lô hàng đến Mexico và Canada về cơ bản là một khoản cho vay. Đổi lại, Mỹ sẽ nhận được thêm vaccine AstraZeneca, hoặc các loại vaccine khác từ hai nước trong tương lai, khi nguồn cung dồi dào hơn. Thỏa thuận chia sẻ vaccine không ảnh hưởng đến mục tiêu tiêm phòng cho toàn bộ người trưởng thành ở Mỹ vào cuối tháng 5 cũng không làm giảm nguồn cung sẵn có của nước này.
Khi được hỏi lý do Mỹ chọn Canada và Mexico để phân phối vaccine, giới chức cho biết: "Họ là láng giềng, là đối tác của chúng tôi".
Ông biden và tổng thống mexico andrés manuel lópez obrador đã thảo luận về vấn đề nguồn cung vaccine dư thừa. việc chia sẻ vaccine là đề nghị từ phía ông obrador. các quan chức mexico thừa nhận cả mỹ và mexico đều hứng chịu những đợt bùng phát covid-19 tồi tệ nhất thế giới.
"Chúng tôi tìm kiếm một hệ thống di cư nhân đạo hơn và tăng cường hợp tác chống Covid-19, vì lợi ích hai nước và cả khu vực", ông Roberto Velasco, Tổng giám đốc phụ trách khu vực Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Mexico, nhận định.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador trong cuộc họp trực tuyến ngày 1/3. Ảnh: NY Times
Nguồn chính phủ canada cho biết: "chúng tôi đang cởi mở trò chuyện với mỹ. các cuộc thảo luận tiến triển tốt, nhưng còn nhiều việc phải làm".
Trước đó, nhiều người bày tỏ thất vọng vì Mỹ chưa chia sẻ vaccine với Canada - nơi không có cơ sở sản xuất vaccine. Trước ngày 18/3, nguồn cung của nước này đều đến từ châu Âu hoặc Ấn Độ. Chương trình tiêm chủng tại đây diễn ra chậm chạp hơn Mỹ và nhiều nước khác.
Sau quyết định của Nhà Trắng, Doug Ford, thủ hiến Ontario, bang đông dân nhất Canada, phát biểu: "Chúa phù hộ nước Mỹ, họ đang giải cứu chúng ta".
Psaki cho biết mỹ dự trữ sẵn 7 triệu liều vaccine nhưng chưa có kế hoạch chia sẻ chúng với bất cứ nước nào khác ngoài canada và mexico. "chúng tôi nhận được một số lời đề nghị từ nhiều quốc gia, chắc chắn sẽ tiếp tục thực hiện những cuộc đàm phán", bà nói.
Ông Biden hôm 18/3 tuyên bố nếu thừa vaccine, Mỹ sẽ chia sẻ với phần còn lại của thế giới. Nhà Trắng đã tập trung tiêm chủng cho phần lớn nước Mỹ - nơi ghi nhận hơn 500.000 người ch*t vì Covid-19, nhiều nhất thế giới. Theo Tổng thống Biden, chính phủ sẽ đạt mục tiêu tiêm đủ 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ sớm hơn dự kiến vài tuần.
Vaccine từng bị đình chỉ sử dụng tại một số quốc gia châu âu sau nghi vấn gây ra tình trạng đông máu sau tiêm. song đến ngày 18/3, cơ quan dược phẩm châu âu (ema) tuyên bố vaccine này hiệu quả và an toàn. có động thái tương tự sau khi điều tra hồ sơ y tế của 17 triệu người đã tiêm vaccine.