Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Mỹ: Phát hiện răng hóa thạch 2 loài cá mập cổ đại

Để tránh giao phối, cá mập cái phải bơi hơn 1100 km

Theo nhóm nghiên cứu do Jun Ebersole, Giám đốc Trung tâm Khoa học McWane ở Mỹ, 2 loài cá mập này tên là Mennerotodus mackayi và Mennerotodus parmleyi, sống cách đây hàng chục triệu năm và thuộc cùng một chi và có quan hệ họ hàng gần với cá mập hổ cát hiện đại.

Đây cũng là lần đầu 2 loài này được tìm thấy ở châu Mỹ, thường thì mẫu vật của chi cá mập đã tuyệt chủng này chỉ phân bố ở châu Âu và châu Á.

Loài Mennerotodus mackayi được cho là đã xuất hiện trên Trái Đất từ 65 triệu năm trước, ngay sau sự kiện tuyệt chủng xóa sổ hoàn toàn khủng long gây ra bởi một vụ va chạm thiên thạch khổng lồ và rất có khả năng chúng được phân bố phổ biến ở vịnh Mexico cổ đại.Trong khi đó, loài Mennerotodus parmleyi nhỏ hơn sống cách đây khoảng 35 triệu năm.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học ước tính hai loài Mennerotodus cổ đại có thể phát triển tới chiều dài hơn 3 m dựa trên kích thước của cá mập hổ cát.

Đây sẽ là phát hiện có ý nghĩa bởi nó sẽ khẳng định cho sự xuất hiện đầu tiên của Mennerotodus ở Bắc Mỹ, khổng chỉ vậy loài cá mập mackayi cũng có khả năng có nguồn gốc từ vịnh Mexico thông qua việc răng hóa thạch của chúng ở Alabama lâu đời hơn so với hầu hết những nơi khác trên thế giới

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/my-phat-hien-rang-hoa-thach-2-loai-ca-map-co-dai-post87793.html)
Từ khóa: cá mập

Chủ đề liên quan:

cá mập

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY