Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng, thường là trên lưỡi hoặc má trong
Em thường xuyên bị nấm miệng, cứ khoảng 1 tháng lại tái phát. Vừa rồi em có uống vitamin PP, kẽm khoảng 1 tuần nhưng không khỏi. Em không bị sâu răng, hàng ngày uống nhiều nước (2 lít) và thường ăn rau, trái cây. Em có dùng nhiều loại Thu*c bôi sát khuẩn và giảm đau nhưng vẫn bị tái phát. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nguyễn Ngọc (Duongnguyenanhthu2012@gmail.com)
nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng, thường là trên lưỡi hoặc má trong, đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng. Nấm có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng hay gặp ở người sử dụng corticosteroid hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch.
nấm miệng là một vấn đề nhỏ nếu đang khỏe mạnh nhưng nếu có một hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh
nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát. Các triệu chứng có thể phát triển đột ngột hoặc ban đầu không hề có triệu chứng nhưng chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài. Tổn thương với hình giống như pho mát, gây đau, chảy máu nếu tổn thương cọ xát hoặc cạo. Nứt ở góc miệng, cảm giác bông trong miệng, mất vị giác… Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống, vào thực quản (Candida thực quản). Nếu điều này xảy ra, có thể gặp khó nuốt hoặc cảm thấy như là thực phẩm đang mắc kẹt trong cổ họng. Không hiểu em đã đi khám chuyên khoa da liễu chưa hay chỉ dùng Thu*c theo sự mách bảo. Việc dùng các Thu*c như vitamin hay kẽm sẽ có tác dụng nếu nguyên nhân do cơ thể thiếu những chất này. Tuy nhiên, bệnh do nhiều nguyên nhân nên phải tìm đúng nguyên nhân để dùng Thu*c điều trị đặc hiệu thì mới không tái phát. Vì vậy, đôi khi việc dùng nhiều Thu*c nhưng không đúng lại là nguyên nhân để bệnh tái phát. Tốt nhất em nên đi khám chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thích hợp.
BS. Vũ Hồng Ngọc