Từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Hiện nay Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Người cao tuổi Việt Nam cũng đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, bị nhiều bệnh một lúc, đặc biệt là các bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...). Trong khi đó, người cao tuổi có vai trò rất quan trọng trong mỗi gia đình và toàn xã hội, cần được chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời.
Theo chỉ đạo của Nghị quyết số 21-NQ-TW về công tác trong tình hình mới, Bộ Y tế đã có Công văn số 2248/BYT-KCB gửi các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ và y tế ngành thành lập Khoa Lão và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Khoa Lão là khoa lâm sàng nằm trong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thực hiện điều trị các bệnh cho người cao tuổi. Đối tượng điều trị tại Khoa Lão là người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính cần điều trị cùng lúc, có các hội chứng lão khoa đặc trưng như hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối loạn dáng đi và ngã, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, lú lẫn, trầm cảm, loét, mất nước, dùng nhiều Thu*c (polypharmacy), nguy cơ tai biến điều trị cao... Phấn đấu đến năm 2030, tuổi thọ của người Việt Nam đạt tuổi thọ bình quân là 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung vào năm 2030.
Tư vấn các dịch vụ KHHGĐ, giúp người dân có kiến thức về sức khỏe sinh sản và các biện pháp Tr*nh th*i.
Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch khi nào có con và việc kiểm soát sinh sản, cũng như các kỹ thuật khác để thực hiện các kế hoạch đó. Các kỹ thuật khác thường được sử dụng gồm giáo dục giới tính, ngăn chặn và quản lý các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, tư vấn trước khi mang thai, quản lý mang thai và quản lý vô sinh. Ở Việt Nam, chính sách này đã được áp dụng rộng rãi từ lâu tại các bệnh viện Trung ương và các cơ sở y tế trong cả nước nhằm bảo đảm sức khỏe sinh sản, ổn định kinh tế, môi trường và xã hội. Chỉ riêng tại tỉnh Bắc Ninh, ngoài Trung tâm CSSKSS tỉnh, các khoa CSSKSS thuộc các TTYT tuyến huyện, 126 trạm y tế có buồng đẻ và buồng khám phụ khoa còn có Khoa Sản của Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/huyện. Bên cạnh đó, một số mô hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ như phân phối phương tiện Tr*nh th*i phi lâm sàng (viên uống Tr*nh th*i, bao cao su) dựa vào cộng đồng, tiếp thị xã hội đã được triển khai với mục đích đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến tận người sử dụng. Ngoài các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mô hình còn chú trọng đến đối tượng vị thành niên và thanh niên. Tại tỉnh Phú Thọ, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên, các trường học tổ chức các đợt tư vấn, sinh hoạt ngoại khóa truyền đạt, hướng dẫn cho học sinh THPT, các trường THCS, Dân tộc nội trú... về những kiến thức cơ bản về SKSS, giới tính, tình bạn, tình yêu... Bên cạnh đó, các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân... cũng đã được nhiều địa phương tăng cường và tích cực thực hiện.
Với quan điểm dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên trong giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố, ngoài việc tiếp tục củng cố mạng lưới kế hoạch hóa gia đình và phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa, Nghị quyết số 21-NQ/TW còn nhấn mạnh việc ưu tiên đầu tư nguồn lực Nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực xã hội phát triển các cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản bảo đảm các nhóm dân số đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, người bị di chứng chiến tranh, người cao tuổi, đồng bào dân tộc ít người, người di cư... đều thực sự bình đẳng về cơ hội tham gia, thụ hưởng thành quả phát triển. Bên cạnh đó là đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bố dân số và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phát triển mạng lưới nghiên cứu về dân số và phát triển.
Phương Nguyễn
Chủ đề liên quan:
chất lượng chất lượng dịch vụ dân số dịch vụ giải pháp nâng cao nâng cao chất lượng