Natri nitrit được dùng cùng với natri thiosulfat để điều trị ngộ độc cyanid. Ngộ độc cyanid có thể xảy ra nếu truyền nitroprussiat quá nhanh.
Natri nitrit còn dùng để bảo quản thực phẩm, như dùng để ướp thịt. Kali nitrit cũng được dùng để bảo quản thực phẩm.
Natri nitrit là tiền chất của các nitrosamin, nhiều chất trong số này có khả năng gây ung thư, nhất là ung thư vùng đáy dạ dày ở người.
Natri nitrit gây methemoglobin - huyết nên phải dùng thận trọng cho trẻ em, vì ít có khả năng chịu đựng được methemoglobin - huyết.
Phần lớn phụ thuộc vào liều dùng. Natri nitrit có thể gây buồn nôn và nôn, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, xanh tím, thở nhanh và khó thở; giãn mạch dẫn đến ngất, hạ huyết áp và tim đập nhanh.
Quá liều có thể dẫn đến thừa natri, trụy tim mạch, hôn mê, co giật và Tu vong. Các ion nitrit oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin, gây ra methemoglobin huyết nặng, có thể dẫn đến Tu vong.
Ðiều trị ngộ độc khi uống phải các nitrit chỉ là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Có thể dùng oxygen và xanh methylen để đối phó với tăng methemoglobin huyết, tuy thực ra không được dùng xanh methylen khi nghi ngờ là ngộ độc cyanid. Ðể điều trị methemoglobin huyết quá cao (trên 40%): Truyền xanh methylen 1 - 2 mg/kg trong thời gian 10 phút.
Liều natri nitrit (mg/kg) để điều trị ngộ độc cyanid là 0,83 x [Hb] (g/decilit) dùng đồng thời với natri thiosulfat. Nếu triệu chứng vẫn còn hoặc tái phát, thì nhắc lại lần nữa với liều bằng 1/2 lần đầu (dùng cùng với natri thiosulfat).
Liều và cách dùng Thuốc cho người lớn: Truyền tĩnh mạch 300 mg natri nitrit (10 ml dung dịch 3%) trong 3 - 5 phút, tiếp theo đó truyền tĩnh mạch 12,5 g natri thiosulfat (50 ml dung dịch 25% hay 25 ml dung dịch 50%) trong thời gian 10 phút.
Liều và cách dùng cho trẻ em: Khoảng 4,5 đến 10,0 mg cho 1 kg thể trọng (0,15 đến 0,33 ml dung dịch natri nitrit 3% cho 1 kg thể trọng), sau đó truyền 1,65 ml dung dịch natri thiosulfat 25% (412,5 mg) cho 1 kg thể trọng. Nồng độ methemoglobin trong máu không được vượt quá 40%.
Với người bệnh có rối loạn chức năng gan, truyền tĩnh mạch liên tục hydroxycobalamin (25 mg/giờ) có thể làm tăng sự tạo thành cyanocobalamin.