Khoa học hôm nay

Nên dừng thi tốt nghiệp THPT 2020

MangYTe - Đó là ý kiến của GS.TS Trần Hồng Quân - nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chủ tịch Hiệp hội ĐH, CĐ Việt Nam.

Sáng 1-8, một số trường đã tập huấn cho cán bộ coi thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Đà Nẵng năm 2020 - Ảnh: Đ.C.

Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho kỳ thi với thực tế dịch bệnh hiện nay rất khó chu toàn.

GS TRẦN HỒNG QUÂN

GS Trần Hồng Quân nhấn mạnh: Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, an toàn sức khỏe là vấn đề quan trọng nhất hiện nay.

Tôi hoàn toàn tán thành phương án xét công nhận tốt nghiệp THPT, không tổ chức kỳ thi năm nay. Tuyển sinh ĐH, CĐ là việc của các trường, họ có thể tuyển sinh được không cần dùng đến kết quả thi tốt nghiệp.

* Thưa giáo sư, dịch COVID-19 như hiện nay khiến nhiều người lo ngại thí sinh sẽ hoang mang, không thể làm bài tốt. Quan điểm của ông thế nào?

- Thực tế nhiều gia đình không dám cho con đi thi nên nhiều khả năng không phải tất cả thí sinh đều dự thi. Trong trạng thái tâm lý lo lắng như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thí sinh, các em không thể làm bài thi tốt được.

Điều quan trọng nhất là trách nhiệm bảo đảm an toàn cho kỳ thi với thực tế dịch bệnh này rất khó chu toàn. Trong hoàn cảnh này, bảo đảm an toàn sức khỏe phải là ưu tiên số 1.

* Nhiều địa phương đang thực hiện cách ly, giãn cách xã hội, thậm chí không ít nơi đang phong tỏa vì dịch bệnh. Ông đánh giá thế nào với phương án phân loại thí sinh mà Bộ GD-ĐT đưa ra?

- Bộ GD-ĐT tính phương án một số địa phương đang là tâm dịch sẽ có thể có giải pháp khác, trong khi những nơi khác vẫn cố gắng tổ chức kỳ thi như hằng năm.

Bộ GD-ĐT dự kiến chia thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thành 4 nhóm gồm F0, F1, F2 và các đối tượng khác. Thí sinh F0 được xem xét đặc cách tốt nghiệp THPT.

Thí sinh F1, F2 thi riêng phải kéo theo cả một bộ máy như coi thi, giám sát, thanh tra, bảo vệ, phục vụ rất cồng kềnh. Sau thi, ngần ấy người đó lại phải cách ly 14 ngày. Việc riêng cùng việc chung đều bị ảnh hưởng. Tôi cho rằng việc chia làm bốn nhóm thí sinh là không khả thi.

* Bộ GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các địa phương phải có phương án dự phòng về địa điểm thi, phòng thi, nhân lực ở tất cả các khâu của kỳ thi khi cần thiết, phương án đảm bảo an toàn, phòng dịch khi đưa đón thí sinh F1, F2…?

- Cần hết sức lưu ý tình trạng lây lan của dịch COVID-19 hiện nay đang có nhiều ca mắc trong cộng đồng, thậm chí chưa xác định được nguồn lây rõ ràng nên làm sao biết được nơi nào an toàn, nơi nào không.

Những nơi mình tưởng an toàn nhưng biết đâu lại là nơi có tiềm ẩn ca nhiễm, đùng một cái dịch bùng phát lây ra hàng loạt ca nhiễm nơi đó thì xử lý thế nào? Do vậy tôi rất băn khoăn khi đến giờ này Bộ GD-ĐT vẫn quyết tổ chức thi.

Cho dù phân nhóm thí sinh nhưng ngay cả từng nhóm thí sinh như vậy cũng rất nhiều người chứ không ít, mật độ người tập trung cao trong phạm vi nhỏ.

Việc thực hiện giãn cách bố trí thí sinh trong phòng thi kiểu nào các em vẫn phải ngồi gần nhau. Việc bố trí cơ sở vật chất để tổ chức kỳ thi cũng cực kỳ khó khăn chứ không đơn giản.

Với những gì đang diễn ra trên thực tế, theo tôi, tốt nhất nên hủy kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp.

* TS Nguyễn Hoàng Chương (hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, Lâm Đồng):

Được ít, mất mát quá nhiều

Cả nước đang tập trung cao độ phòng chống dịch COVID-19. Mọi nguồn lực được ưu tiên dùng để phát hiện, điều trị, khoanh vùng, dập dịch với thời gian ngắn nhất.

Trong những tháng đầu năm 2020, đối mặt với làn sóng thứ nhất COVID-19 chúng ta đã gặp nhiều khó khăn. Khi tình hình chớm bình thường trở lại, làn sóng thứ hai COVID-19 bùng phát. Khó khăn tiếp nối khó khăn. Tổ chức thi lúc này được thì ít, mất mát nhiều quá.

* GS.TS Trần Văn Nam (nguyên giám đốc ĐH Đà Nẵng):

Dừng thi là đúng và cần thiết

Diễn biến dịch COVID-19 tại Đà Nẵng quá phức tạp. Việc UBND TP Đà Nẵng đề nghị dừng tổ chức thi tốt nghiệp THPT là đúng và cần thiết lúc này. Việc phân chia ra các nhóm F1, F2, F3… để thi sẽ rất nguy hiểm. Bản thân các em cũng bị ảnh hưởng tâm lý, người phục vụ công tác thi chưa biết sức khỏe sẽ như thế nào?

ĐOÀN CƯỜNG

Kiến nghị dừng thi tốt nghiệp THPT, Đà Nẵng vẫn phải lo chuẩn bị thi

TTO - Do dịch COVID-19 rất phức tạp, Đà Nẵng đã kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét báo cáo Chính phủ dừng thi tốt nghiệp THPT. Trong lúc chờ chỉ đạo, Đà Nẵng vẫn phải tiếp tục công tác chuẩn bị cho kỳ thi.

TRẦN HUỲNH thực hiện

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/nen-dung-thi-tot-nghiep-thpt-2020-20200802090558687.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hôm nay (3.1), Bộ GD-ĐT đã có thông tin về việc Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV bị mạo danh vụ công an đo nồng độ cồn.
  • Cho rằng việc để sách Công nghệ giáo dục thẩm định theo cách khác khó thực hiện vì tính công bằng, Bộ GD-ĐT đề nghị chỉnh sửa, nhưng GS Hồ Ngọc Đại không đồng ý.
  • Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) về công tác tuyển sinh năm học 2019-2020 ở bậc đại học, các thí sinh có 3 ngày để thực hành làm quen với việc điều chỉnh nguyện vọng, sau đó từ ngày 22 - 29/7, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng chính thức bằng hình thức trực tuyến.
  • Ngày hôm nay gần 900.000 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019, ngay trong buổi sáng đã có 2 thí sinh đến điểm thi muộn vì ngủ quên, một thí sinh bận đi tìm bò lạc mà cũng quên cả kỳ thi...
  • Theo GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết, năm nay trường nhận được khoảng 17.600 hồ sơ đăng ký xét tuyển, trong khi chỉ tiêu của trường là 1.120 sinh viên. Như vậy, tỉ lệ chọi trung bình khoảng 1/16. Ngành Bác sĩ y khoa được thí sinh đăng ký nhiều nhất. Trong khi đó, có một số ngành ít thí sinh đăng ký hơn như cử nhân Y tế công cộng.
  • Trong các ngày từ 24 tháng 6 đến hết ngày 27 tháng 6 năm 2019, không thực hiện cắt điện theo kế hoạch trên các đường dây, trạm biến áp có ảnh hưởng đến việc cấp điện cho các địa điểm thi, trừ trường hợp sự cố xảy ra.
  • Theo Bộ GDĐT qua 4 năm thực hiện kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh Đại học đã đáp ứng yêu cầu thi cử gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh và xã hội, tuy nhiên vẫn còn có những gian lận trong thỉ cử. Đặc biệt, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, còn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi ở một số địa phương (như Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La), gây bức xúc trong dư luận. Theo đó, Bộ GDĐT điều chỉnh, bổ sung 5 điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia 2019.
  • Năm 2019 vừa bắt đầu, nhưng chuyện thi THPT Quốc gia kết hợp xét tuyển đại học 2019 đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
  • Thời tiết nắng nóng vào cùng thời điểm các sĩ tử bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét tuyển đại học. Để có sức khỏe tốt nhất, các bậc phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề ăn uống cho các sĩ tử.
  • Hiện nay, việc học hành, thi cử đang gây áp lực và tốn kém cho học sinh(HS), phụ huynh và cả xã hội. Vì vậy, giảm một kỳ thi theo tinh thần 2 trong 1 như Bộ GD ĐT đề nghị là hoàn toàn đúng đắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY