Chạy bộ là một bài tập aerobic, cũng là một môn thể thao có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Kiên trì chạy bộ trong một thời gian, bạn sẽ điều hòa nhịp thở trơn tru hơn, tâm trạng cũng trở nên tốt hơn, giảm căng thẳng, khí chất rạng ngời... Nghiên cứu cho thấy, chạy bộ không chỉ thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, tăng cường sức mạnh của cơ bắp, mà còn giữ cho chúng ta tránh xa ung thư, đặc biệt là ung thư gan, thận, ung thư vú và các bệnh nghiêm trọng khác.
Chạy bộ cần phải thở ra và hít vào liên tục nên có thể làm cho phổi cũng được "thể dục". Điều này đóng một vai trò trong việc mở rộng dung tích phổi, tăng cường chức năng tim và phổi.
Khi chúng ta chạy, không chỉ chân tay hoạt động, các cơ quan bên trong như dạ dày và ruột cũng đang di chuyển. Nhờ vậy, kiên trì trong một thời gian, bạn sẽ thấy chứng táo bón biến mất, chức năng tiêu hóa trở nên mạnh mẽ hơn, khả năng giải độc của cơ thể cũng đang dần trở lại bình thường.
Trong thực tế, chạy bộ là môn thể thao tốt để giải phóng cảm xúc xấu. Sau khi chạy, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone endorphin, làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc về thể chất và tinh thần.
Khả năng miễn dịch là chức năng phòng thủ của các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Nó là một trong những tuyến phòng thủ quan trọng chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một khi khả năng miễn dịch mạnh mẽ, con người không dễ bị bệnh. Trong khi đó, kiên trì chạy bộ có thể tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch, cải thiện khả năng miễn dịch và giữ cho chúng ta tránh xa bệnh tật. Vậy nên, đừng tiếc mấy chục phút mỗi ngày, hãy xỏ chân vào giày và chạy bộ nhé.
Chạy bộ có thể thúc đẩy lưu thông máu, giải độc cơ thể, làm cho bên trong mạch máu sạch hơn, cũng có thể cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Kiên trì chạy bộ, có thể tiêu thụ chất béo dư thừa trong cơ thể, làm cho bạn dễ dàng giảm cân và đẹp hơn. Bên cạnh đó, chăm chỉ chạy bộ cũng có thể cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy sự phân hủy và tiêu hóa thực phẩm, giúp chúng ta kiểm soát cân nặng.
Khi bắt đầu chạy bộ nên chú ý nhiều hơn đến những thay đổi của cơ thể. Nếu sau khi chạy xuất hiện tức ngực, chóng mặt, nhức đầu, khó thở và các triệu chứng khác, hoặc chạy bộ tối hôm trước mà hôm sau thức dậy cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi thì có nghĩa là bạn đã tập thể dục vượt quá tiêu chuẩn. Tốt nhất bạn nên rút ngắn thời gian chạy bộ, có thể bắt đầu từ chạy 15 phút mỗi ngày, từ từ nâng lên 30-60 phút.
Chạy càng nhanh, nhịp tim càng cao, chạy bộ quá chậm, nhịp tim không đạt 140-150 nhịp mỗi phút thì kết quả tập thể dục cũng sẽ không tốt. Vì vậy, với những ai mới chạy bộ nên bắt đầu với bước nhanh để chức năng tim và phổi quen dần, sau đó mới chuyển sang chạy bộ.
Mặt đất xi măng không thích hợp để chạy bộ, bởi vì bề mặt xi măng cứng dễ làm cho khớp gối bị hao mòn nên liên tục chạy trên đó, trong trường hợp ngã cũng có thể làm trầy xước cơ thể. Những người không có máy chạy bộ trong nhà có thể đi ra ngoài khi thời tiết tốt và chạy bộ ở những nơi có đường nhựa.
https://afamily.vn/neu-biet-chay-bo-co-6-loi-ich-nay-chac-chan-ngay-nao-ban-cung-xo-chan-vao-giay-ghi-nho-3-dieu-khi-chay-hieu-qua-se-cang-tang-len-20220504161714387.chnChủ đề liên quan:
chạy bộ giảm cân chạy bộ thể dục chạy bộ vào mùa hè mẹo hay chạy bộ sai lầm khi chạy bộ