Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nga thử nghiệm truyền huyết tương của người khỏi COVID-19 cho 7 bệnh nhân nặng

Nga đã lấy huyết tương của 11 người bình phục sau khi mắc COVID -19, và vừa rồi 7 bệnh nhân nặng đầu tiên được truyền huyết tương này.

Theo Rossiyskaya Gazeta, các bác sĩ ở Moscow đã bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm coronavirus nặng bằng huyết tương của những bệnh nhân đã hồi phục. Hóa ra, có những kháng thể trong đó giúp cơ thể con người đối phó với căn bệnh này. 11 người bệnh bình phục đã trở thành người hiến tặng và 7 bệnh nhân đầu tiên được truyền huyết tương.

Các bác sĩ Nga nhận ra rằng những kháng thể đối với vi rút có thể được tìm thấy trong huyết tương. Và kháng thể đó có thể giúp những người nhiễm bệnh khỏi nhanh hơn và ít biến chứng hơn. Một trong những người hiến huyết tương đầu tiên là Dmitrij Zadorozhny, 41 tuổi. Anh ta đã đánh bại một loại vi rút ch*t người vào cuối tháng 3 và giờ anh muốn giúp đỡ những người khác. “Vào đầu tháng 3, vợ tôi và tôi quyết định nghỉ ngơi ở Đức. Vào thời điểm đó, đã có khoảng 600 trường hợp nhiễm vi rút. Dường như chúng tôi đã lái xe ở những nơi có dịch. Chỉ sau vài ngày trở về nhà, tôi cảm thấy không khỏe, nhiệt độ bắt đầu tăng lên", Dmitry nhớ lại, "trong gần một tuần rưỡi, tôi đã cố gắng tự điều trị, nhưng không có kết quả". Từ ngày 9 đến 27.3, Dmitrij đã nhập viện với bệnh viêm phổi lan rộng. "Đôi khi tôi còn khó thở, nhưng tôi biết rằng các bác sĩ sẽ cứu sống tôi", anh nói.

Viện nghiên cứu Sklifosovsky đề nghị anh hiến huyết tương. Dmitrij đồng ý. Theo người đứng đầu Sở Y tế Moscow Alexej Khripun, thì một người hiến tặng có thể cung cấp huyết tương cho 3 bệnh nhân. "Cơ thể của một người đã trải qua một bệnh truyền nhiễm tạo ra các kháng thể, cho phép anh ta đánh bại sự lây nhiễm", ông nói, “Huyết tương của những người được chữa khỏi coronavirus chủ yếu được chuyển đến chữa cho những bệnh nhân nặng”.

Hiện Mỹ cũng bắt đầu thu thập huyết tương của những người khỏi bệnh. Điều này được thực hiện bởi Trung tâm Máu New York. Trong khi đó Đức dự kiến sẽ xác định các cá nhân an toàn cho xã hội với sự hiện diện của các kháng thể trong máu. Giấy chứng nhận cho sự hiện diện của khả năng miễn dịch chống lại coronavirus - một dự án mới của các nhà nghiên cứu Đức từ Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm mang tên Helmholtz.

Để hệ thống hoạt động, các nhà khoa học Đức sẽ phải kiểm tra mẫu máu của 100.000 người để tìm kháng thể và sau đó xét nghiệm một cách có hệ thống. Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ có ​​vào cuối tháng này. Theo nhà dịch tễ học Gerard Krause, một chuyên gia hàng đầu của dự án, chứng chỉ sẽ cho phép các cá nhân có khả năng miễn dịch với coronavirus không bị áp dụng các biện pháp cách ly.

Vũ Trung Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-180/nga-thu-nghiem-truyen-huyet-tuong-cua-nguoi-khoi-covid-19-cho-7-benh-nhan-nang-136195.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY