Khoa học hôm nay

Ngắm nét bình dị của quần đảo Hải Tặc tại Việt Nam

Quần đảo Hà Tiên (quần đảo Hải Tặc) thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Do cướp biển từng hoành hành khu vực này vào khoảng cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 nên nó được gọi là quần đảo Hải Tặc.

Quần đảo hà tiên cấu thành nên xã tiên hải thuộc thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang. ảnh: diem dang dung.

Do cướp biển từng hoành hành khu vực này vào khoảng cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 nên nó được gọi là quần đảo hải tặc. ảnh: diem dang dung.


Quần đảo hải tặc nằm trong vịnh thái lan, ở về phía tây bắc của quần đảo bà lụa, cách bờ biển hà tiên và đất liền lần lượt là 11 hải lý (27,5 km) và 7 hải lý (18 km) về phía tây, cách đảo phú quốc 16 hải lý (40 km) về phía đông. ảnh: diem dang dung.


Các đảo nằm gần nhau với độ cao dưới 100m, trong đó hòn đốc (tức hòn tre lớn) là đảo lớn nhất. tổng diện tích của quần đảo là 1.100 ha, rải ra trên vùng biển rộng 5 km và dài 7 km. các đảo được cấu tạo chủ yếu từ đá phiến và cát kết creta. nước ngọt khá hiếm. ảnh: diem dang dung.


Một điều đáng lưu ý là phạm vi và số lượng đảo thuộc "quần đảo Hải Tặc" không rõ ràng. Theo Anh Động (2010), "quần đảo Hải Tặc là cụm hòn gồm 24 đảo lớn nhỏ (trừ vài đảo Campuchia cưỡng chiếm năm 1958), còn lại cực bắc là hòn Quéo cách thành phố Kep (Campuchia) 4 km, kéo dài 25 km, cực Nam của hòn Đước.", đồng thời được phân thành hai "đám đảo Nam Bắc". Trong khi đó, cách hiểu "quần đảo Hải Tặc" ngày nay có sự khác biệt khi số lượng đảo được thống kê ít hơn: 16 đảo, 15 đảo hoặc 14 đảo. Ảnh: Diem Dang Dung.


Theo nhà sử học trương minh đạt, do quần đảo có địa hình hiểm trở, lại nằm trên tuyến đường thông thương quan trọng nên một thời gian dài là nơi lý tưởng để cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. ảnh: diem dang dung.


Đỉnh điểm của nạn cướp biển diễn ra vào giai đoạn hà tiên không có bộ máy chính quyền cai quản do chính quyền của mạc thiên tích bị quân xiêm đánh bại. khi đó, tàu bè nước ngoài vẫn tự do lưu thông vào thương cảng ở đây, và trong số đó có cả tàu của cướp biển. ngay cả đến khi pháp chiếm vùng hà tiên thì vùng biển này vẫn bị cướp biển hoành hành. ảnh: diem dang dung.


Có một số tin đồn kể về các kho báu bí mật tại quần đảo. vào tháng 3 năm 1983, một người mỹ và một người anh từ đảo phú quốc đã xâm nhập hòn tre nhỏ thuộc quần đảo hà tiên với hành trang mang theo người là bộ đàm, ống nhòm, hải đồ... sau khi bị cư dân địa phương dùng tàu biển vây bắt, hai người này khai rằng họ có bản đồ 300 tuổi vẽ kho báu của cướp biển do dòng họ truyền lại. năm 2009, một số ngư dân đã vô tình tìm thấy một lượng tiền cổ. ảnh: diem dang dung.


Trong quần đảo hà tiên, chỉ có 6 - 7 đảo là có con người sinh sống như hòn đốc, hòn đước, hòn giang, hòn ụ, hòn đồi mồi... ảnh: daohaitac.


Cư dân địa phương sống chủ yếu bằng ngư nghiệp (đánh bắt hải sản) và dịch vụ. Ảnh: Diem Dang Dung.


Năm 2007, chính quyền tỉnh kiên giang đã chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư thuê một số hòn đảo thuộc quần đảo hà tiên để phát triển các khu du lịch sinh thái biển. ảnh: diem dang dung.


Đầu năm 2008, chính quyền tỉnh kiên giang phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái trên diện tích khoảng 42 ha thuộc hai đảo là hòn tre vinh và hòn đước thuộc quần đảo hà tiên của công ty cổ phần thương mại và xây dựng h&t, theo đó phần trên hòn tre vinh có 12 khu chức năng và phần trên hòn đước có 17 khu chức năng. ảnh: diem dang dung.

Theo Phượng Vũ/Khoa học & Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/ngam-net-binh-di-cua-quan-dao-hai-tac-tai-viet-nam/201710011256019p1c879.htm

Theo Phượng Vũ/Khoa học & Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ngam-net-binh-di-cua-quan-dao-hai-tac-tai-viet-nam/20210603024551411)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY