Hội đồng của bộ y tế thống nhất giai đoạn 2 vẫn triển khai ở nhóm 3 liều (25-50 và 75mcg) để đảm bảo tính khoa học; đồng thời sẽ cộng thêm một nhóm người không tiêm vắc-xin để làm kết quả đối chứng, đánh giá hiệu quả, phân tích khoa học của vắc-xin.
Hai nhóm nghiên cứu của viện pasteur tphcm và học viện quân y cam kết, từ nay đến cuối tháng 4/2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ nghiên cứu giai đoạn 2 để đến đầu tháng 5/2021 có dữ liệu nghiên cứu, làm cơ sở cho hội đồng xem xét, có thể chuyển sang giai đoạn 3.
Giai đoạn 3 với cỡ mẫu khoảng từ 10.000 - 15.000 người tình nguyện tham gia, có thể mở rộng lựa chọn đối tượng tham gia để đảm bảo tính phổ rộng hay tính khoa học.
Với tiến độ triển khai như hiện nay, TS Quang hy vọng Việt Nam sẽ mất khoảng 4-5 tháng để kết thúc giai đoạn 3. Như vậy, so với tiến độ ban đầu, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị, triển khai, rút ngắn một nửa thời gian nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện liên quan đến tính khoa học, quy trình cũng như dữ liệu về khoa học.
Chiều 19/2, thứ trưởng bộ y tế nguyễn trường sơn và các chuyên gia đã có buổi hội chẩn quốc gia bệnh nhân covid-19 tiên lượng nặng.
Tối 19/2, bộ y tế cho biết ghi nhận thêm 15 ca mắc mới (bn2348-2362) tại hải dương. như vậy, việt nam có tổng cộng 1.463 ca mắc covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 770 ca.
Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch covid-19 diễn ra sáng 19/2, ts đặng quang tấn, cục trưởng cục y tế dự phòng, bộ y tế cho biết biến chủng virus tại hải dương có khả năng lây lan nhanh hơn ở đà nẵng. việt nam ghi nhận 4 biến thể của virus sars- cov-2.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế: “Việt Nam phải cần 150 triệu liều mới đủ tiêm cho người dân. Với vắc-xin Covax chúng ta sẽ có khoảng 30 triệu liều, tiêm trong 6 tháng cuối năm. Bộ Y tế đang tích cực đàm phán với nhiều công ty khác để đảm bảo vắc-xin cho người dân”.
Thái Hà