Để định lượng nguy cơ gặp các biến cố tim mạch phụ thuộc vào liều steroid, ts. mar pujades-rodriguez, đại học leeds cùng cộng sự đã phân tích y bạ của hơn 87.000 người lớn mắc các bệnh phổ biến và không có nguy cơ tim mạch trước đó.
Kết quả, sau một năm, nguy cơ tích lũy của biến cố bệnh tim mạch là 1% trong khoảng thời gian không sử dụng steroid, 4% với liều tương đương prednisolone hàng ngày (PED) lên đến 4,9 mg và 9% đối với PED ở mức 25,0 mg hoặc cao hơn. Sau năm năm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch là 7% khi không sử dụng, 20% với PED hàng ngày lên đến 4,9 mg và 28% với PED hàng ngày ở mức 25,0 mg hoặc cao hơn. Đặc biệt, tỷ lệ nguy cơ mắc các biến cố tim mạch (rung nhĩ, suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh mạch máu não và chứng phình động mạch chủ bụng) là 1,74 (có ý nghĩa thống kê) đối với liều hàng ngày hiện tại <5,0 mg ở tất cả các bệnh viêm.
Ngay cả dùng steroid ở liều thấp vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những phát hiện trong nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị với liều steroid tối thiểu có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, đồng thời theo dõi nguy cơ tim mạch một cách thích hợp, kịp thời và thường xuyên. ngoài ra, cần thực hiện và đánh giá các can thiệp điều chỉnh yếu tố nguy cơ tim mạch chuyên sâu có mục tiêu, bên cạnh việc chẩn đoán bệnh viêm khớp và lupus ban đỏ hệ thống, ngay cả khi kê đơn liều steroid thấp. tuy nhiên, không nên ngừng steroid đột ngột vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng hoặc các cơn bùng phát ở bệnh viêm cơ bản. việc thay đổi điều trị cần được thực hiện khi thảo luận với bác sĩ điều trị của bệnh nhân.
(Medscape tháng 12/2020)
Chủ đề liên quan:
bệnh tim có thể làm tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mắc bệnh tim nguy cơ nguy cơ mắc bệnh nguy cơ mắc bệnh tim steroid tăng nguy cơ tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh tim